Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học VN: Giáo dục HS “3 đúng” hạn chế nói tục, chửi bậy

Nguồn: Hồng Mai – Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam (https://giaoduc.net.vn/) GDVN – Theo TS Phạm Văn Lam, trước thực trạng nhiều học sinh phát ngôn không phù hợp, người lớn không nên quy chụp lỗi hoàn toàn cho các em mà cần soi lại chính mình. Nghị quyết số 29/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” …

Thông tin về Lễ vận động thành lập Phân hội nghiên cứu và giảng dạy tiếng Hàn của Việt Nam

Sáng ngày 18 tháng 12 năm 2024 tại Hội trường Sunwah Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã diễn ra lễ vận động thành lập Phân hội nghiên cứu và giảng dạy tiếng Hàn của Việt Nam. Về phía khách mời Hàn Quốc, đến dự buổi lễ có sự tham dự của Ông Kil Ho Jin – Giám đốc Trung tâm Ngôn ngữ tiếng Hàn tại TP.HCM, GS. Lee Hai Young – Trường Đại học nữ sinh Ewha, Ông Kim Hyun Dong – Trưởng Đại diện Văn phòng đại diện phòng Giáo dục Hàn Quốc …

Các đế chế ngôn từ –  Sách hay thay đổi cuộc đời – Phát sóng trên Đài truyền hình Việt Nam

Trân trọng kính mời Quý thầy cô, Quý nhà khoa học xem phim ngắn trên VTV2 tối (20/2) về cuốn sách Các đế chế ngôn từ. Phát lại vào 10h45’ thứ Bảy ngày 22/02 trên VTV1. Cuốn sách đạt Giải thưởng sách quốc gia (Giải C) năm 2024 do TS Phạm Văn Lam cùng Nguyễn Thị Thanh Hương và Nguyễn Bích Diệp dịch Mời quý vị cùng xem: https://vtv.vn/video/sach-hay-thay-doi-cuoc-doi-20-02-2025-721206.htm Xin cám ơn Quý thầy cô, Quý nhà khoa học! * Đính chính: Sách đạt giải C Giải thưởng sách quốc gia, không phải giải khuyến khích như VTV đã phát

Hội thảo khoa học quốc gia Ngôn ngữ học tính toán: Những xu hướng mới, triển vọng và thách thức

Ngày 22/11/2024, tại Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (HUFLIT), Hội thảo quốc gia Ngôn ngữ học tính toán: Những xu hướng mới, triển vọng và thách thức đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đây là hội thảo thường niên lần thứ hai về ngôn ngữ học tính toán do Hội Ngôn ngữ học Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Hội thảo Ngôn ngữ học tính toán: Những xu hướng mới, triển vọng và thách thức không chỉ …

Hội thảo khoa học quốc tế: Ngôn ngữ học đối chiếu và Đối chiếu giữa các ngôn ngữ

Hội thảo Ngôn ngữ học đối chiếu và Đối chiếu giữa các ngôn ngữ do Trường ĐH Phenikaa, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và Ban Đề án ngoại ngữ Quốc gia, Bộ GD&ĐT phối hợp tổ chức tại Trường ĐH Phenikaa ngày 30/11/2024. Hội thảo đã nhận được hơn 225 bài viết của các học giả trong và ngoài nước, được viết bằng sáu ngôn ngữ: tiếng Việt (với số lượng lớn nhất), tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Hán/ Trung Quốc/ Hoa, tiếng Nhật, tiếng Pháp. Hội thảo có sự tham gia của các học giả nước ngoài đến …

Hội thảo Ngữ học toàn quốc năm 2024: Giáo dục ngôn ngữ – văn hóa trong bối cảnh giao lưu, hội nhập và phát triển

Sáng 14/12/2024, tại Trường Đại học Hạ Long, Tp. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Hạ Long đã tổ chức thành công Hội thảo Ngữ học toàn quốc năm 2024 với chủ đề Giáo dục ngôn ngữ – văn hóa trong bối cảnh giao lưu hội nhập và phát triển. Với chủ đề Giáo dục ngôn ngữ – văn hóa trong bối cảnh giao lưu, hội nhập và phát triển, Hội thảo đã thực sự là một diễn đàn khoa học thiết thực, nghiêm túc, sôi động và rộng …

Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số ở biên giới Việt Nam – Campuchia (khảo sát tại đồn biên phòng cửa khẩu Thuận An, Đắk Mil, Đắk Nông)*

NGUYỄN MINH HOẠT**TS; Trường Đại học Nguyễn Tất Thành; Email: nmhoat@ntt.edu.vn Bài viết thuộc sản phẩm Đề tài độc lập cấp Quốc gia; Mã số ĐTĐL.XH-06/18 TÓM TẮT: Khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia, thuộc xã Thuận An (Đắk Mil, Đắk Nông) do Đồn Biên phòng cửa khẩu Thuận An quản lí. Nơi đây có nhiều người dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, họ sử dụng tiếng phổ thông (tiếng Việt) và tiếng mẹ đẻ để giao tiếp. Vì vậy, tình hình sử dụng ngôn ngữ tại địa phương này có tác động, ảnh hưởng đến đời …

Ngoa dụ trong tục ngữ, ca dao

NGUYỄN VĂN NỞ** PGS.TS; Trường Đại học Cần Thơ; Email: nvno@ctu.edu.vn TÓM TẮT: Trong quá trình giao tiếp, việc nói phóng đại, cường điệu là một hiện tượng phổ biến. Nhưng không phải bất kì sự phóng đại nào cũng là cách nói ngoa dụ. Cần nhận diện đúng hình thức thể hiện và nội dung biểu đạt của biện pháp ngoa dụ để không nhập nhằng khi tìm hiểu biện pháp này. Trong tục ngữ, ca dao, ngoa dụ được sử dụng với nhiều mục đích và nội dung biểu đạt khác nhau như: thể hiện quan niệm về …

Cơ chế thần kinh của lời nói và ngôn ngữ giản lược

NGUYỄN VĂN ĐỘ** PGS.TS; Trường Đại học Thăng Long; Email: Ducdothanglong@mail.com TÓM TẮT:Bài viết tập trung giới thiệu một cách vắn tắt các nhân tố nền móng và các cơ chế thần kinh liên quan đến các loại kích thích nói chung, lời nói và ngôn ngữ nói riêng, thao tác trong não bộ con người như thế nào. Sự điện toán thần kinh, thông qua sự trợ giúp của các cấu trúc thần kinh trong não bộ, cho phép ngôn ngữ cũng như sự nhận thức của con người thao tác. Não bộ nơi cư trú của nhiều nghìn …

Cấu trúc của các đoạn độc thoại nội tâm trong truyện ngắn của Nam Cao

LƯU THỊ OANH*Trường Đại học Hà Nội; Email: oanhlt@hanu.edu.vn TÓM TẮT: Bài viết chỉ ra cấu trúc của các đoạn độc thoại nội tâm trong truyện ngắn của Nam Cao từ hình thức thể hiện, cách thức nhập đề, cách thức kết thúc. Thông qua đó, bài viết khẳng định độc thoại nội tâm là một thủ pháp nghệ thuật nổi trội tạo nên “cạnh sắc” riêng của nhà văn Nam Cao. Với độc thoại nội tâm, Nam Cao đã góp một tiếng nói riêng cách tân và hiện đại hóa nền văn xuôi quốc ngữ, khẳng định một ngòi …