Các cách tiếp cận liên ngành với ngôn ngữ học đến quan hệ bao thuộc

PHẠM VĂN LAM*TS; Viện Ngôn ngữ học; Email: phamvanlam1999@gmail.com TÓM TẮT: Quan hệ bao thuộc là quan hệ ngữ nghĩa có tính hệ hình quan trọng nhất trong cấu trúc từ vựng của ngôn ngữ. Quan hệ bao thuộc vừa là biện pháp tổ chức của từ vựng, văn bản/ diễn ngôn, vừa là biện pháp tổ chức của tư duy, tâm lí, văn hoá. Vì thế mà quan hệ này là một trong những quan hệ nghĩa có lịch sử nghiên cứu lâu đời nhất, và cũng là quan hệ được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu, …

Đặc điểm ngữ dụng của đại từ nhân xưng “anata” trong tiếng Nhật

HOÀNG ANH THI* – HỨA NGỌC TÂN*** PGS.TS; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Cố vấn chuyên môn Trường Đại học Đại Nam; Email: giadinhthi@gmail.com ** Trường Đại học Đại Nam; Email: tanhn@dainam.edu.vn TÓM TẮT:Trong giao tiếp ngôn ngữ, đại từ nhân xưng là bộ phận quan trọng đầu tiên, bởi vì không thể có giao tiếp mà không có xưng hô. Tiếng Nhật có hệ thống xưng hô khá phức tạp, do sự đa dạng về kiểu loại, phong phú về sắc thái biểu cảm. Đó là vì trong …

Vài đặc trưng của tiếng Anh Úc

PHAN VĂN QUẾ** PGS.TS; Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội; Email: phanvanque52@gmail.com TÓM TẮT: Oxtralia (Úc) là một quốc gia nói tiếng Anh bản ngữ (native language) và tiếng Anh Úc luôn được coi là có mối quan hệ chặt chẽ với tiếng Anh-Anh. Tuy vậy, với lịch sử hàng trăm năm được sử dụng ở một quốc gia rộng lớn, đa sắc tộc, tiếng Anh-Úc dần dần hình thành nên một số đặc trưng khác biệt. Bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu một số những đặc trưng đó mà qua chúng tạo nên …

Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số Tây Nam Bộ (qua một số địa bàn)

NGUYỄN VĂN KHANG** GS.TS; Trường Đại học Phenikaa; Email: nvkhang@gmail.com TÓM TẮT: Bài viết nghiên cứu, khảo sát thực trạng việc sử dụng ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số Tây Nam Bộ. Tư liệu của bài viết là từ kết quả điền dã ngôn ngữ học xã hội năm 2019 tại một số địa bàn thuộc các tỉnh Bạc Liêu, Vĩnh Long, Cà Mau. Kết quả nghiên cứu góp phần vào xây dựng một bức tranh chung về tình hình sử dụng ngôn ngữ ở vùng này cũng như ở các vùng dân tộc thiểu số của Việt …

Trạng thái đa ngữ xã hội  trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

TRẦN THỊ HỒNG HẠNH** PGS.TS; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Email: tthhanh@ussh.edu.vn TÓM TẮT: Xuất phát từ nhu cầu đánh giá thực trạng tình hình sử dụng ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số, bằng các phương pháp điều tra điền dã của ngôn ngữ học xã hội như điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, nghiên cứu này tập trung vào các vấn đề: 1) miêu tả trạng thái đa ngữ xã hội ở Vĩnh Long; 2) phân tích và đánh giá thái độ ngôn ngữ …

Đặc trưng văn hoá – xã hội biểu thị tốc độ nhanh trong ngữ cố định tiếng Anh và tiếng Việt

HOÀNG TUYẾT MINH** PGS.TS; Trường Đại học Mở Hà Nội; Email: Hoangtuyetminh71@gmail.com TÓM TẮT: Bài báo này làm sáng tỏ các đặc trưng văn hoá – xã hội biểu thị trong ngữ cố định chỉ tốc độ nhanh tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó chỉ ra những điểm tương đồng và dị biệt giữa chúng. Bài báo sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp miêu tả và phương pháp so sánh, đối chiếu để làm rõ các đặc trưng văn hoá – xã hội của các ngữ cố định chỉ tốc độ nhanh trong tiếng Anh và …

Động từ chỉ tâm trạng trong đờn ca tài tử Nam Bộ

TRẦN THANH VÂN* – HOÀNG THỊ HƯƠNG***TS; Trường Đại học Đồng Tháp; Email: trthanhvan1010@gmail.com** Cao học Ngôn ngữ Việt Nam; Trường Đại học Đồng Tháp; Email: hoangthihuongthptth@gmail.com TÓM TẮT:Động từ là một vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, nghiên cứu nhóm động từ chỉ tâm trạng trong Đờn ca tài tử Nam Bộ vẫn là một vấn đề mới, đáng lưu tâm. Bài viết của chúng tôi đi vào tìm hiểu Động từ chỉ tâm trạng trong Đờn ca tài tử Nam Bộ với mong muốn chỉ ra những đặc …

Đặc điểm của tiếng Mường trong sự so sánh với tiếng Việt và việc biên soạn “từ điển Mường-Việt”, “từ điển Việt-Mường”: tiếng Mường ở tỉnh Hòa Bình

NGUYỄN VĂN KHANG** GS.TS; Viện Ngôn ngữ học; Email: nvkhang@ gmail.com TÓM TẮT: Năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định công nhận Bộ chữ Mường và đưa vào sử dụng trong đời sống của người Mường tại tỉnh Hòa Bình. Mặc dù chỉ giới hạn tiếng Mường ở Hòa Bình, nhưng có thể nói đây là sự khẳng định sức sống của tiếng nói chữ viết Mường, đưa tiếng Mường trở thành ngôn ngữ thành văn. Bài viết này chỉ ra một số đặc điểm mang những nét đặc trưng của tiếng Mường trong …

Ẩn dụ ý niệm “chính trị là trò chơi” trên một số báo mạng tiếng Việt

NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH** TS; Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn  lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Email: ntbichhanh78@gmail.com TÓM TẮT: Bài viết căn cứ vào những tương liên trong kinh nghiệm và những miền tri thức được chiếu xạ từ miền nguồn sang miền đích, giải mã ý niệm CHÍNH TRỊ LÀ TRÒ CHƠI trên báo điện tử Dantri.com.vn và Vietnamnet.vn, lí giải cơ chế sao phỏng giữa hai miền không gian miền “nguồn” và miền “đích” trong tư duy ngôn ngữ của các tác giả. Dựa trên quan hệ logic trong việc tổ chức lược …

Vấn đề ngôn ngữ của cư dân văn hóa Đông Sơn

TRẦN TRÍ DÕI** GS.TS; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Email: ttdoihanh@gmail.com TÓM TẮT:Văn hóa Đông Sơn là văn hóa tiền sử trong lịch sử Việt Nam, là cơ sở văn hóa của “Nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương”. Theo xác định của khảo cổ học, đây là văn hóa hiện diện trong không gian vùng đồng bằng sông Hồng, có niên đại khoảng từ +700 trước Công nguyên (TCN) đến khoảng 200 năm sau Công nguyên (SCN). Khi nghiên cứu về văn hóa Đông Sơn, có một câu …