Tiếp cận liên ngành trong ngôn ngữ học

Nguyễn Văn Khang – GS.TS; Trường Đại học Phenikaa; Email: khang.nguyenvan@phenikaa-uni.edu.vn TÓM TẮT: Ngôn ngữ là của riêng loài người, tồn tại và phát triển trong xã hội loài người. Theo đó, ngôn ngữ tham gia vào mọi hoạt động của đời sống con người. Vì thế, ngôn ngữ không chỉ là mối quan tâm của ngôn ngữ học mà là mối quan tâm của mọi ngành khoa học, từ khoa học xã hội, khoa học nhân văn đến khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ. Nghiên cứu ngôn ngữ ngày nay không chỉ dừng lại ở cách tiếp …

Một đóng góp mới về nghiên cứu ngôn ngữ thơ Việt Nam

giai đoạn từ sau 1986 HOÀNG TRỌNG PHIẾN* GS.TS; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội Từ sau 1986, nhờ có công cuộc Đổi mới, đất nước Việt Nam đã  có những bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt kinh tế, xã hội. Thơ ca-một thể loại xung kích của văn học đã nhanh chóng bắt nhịp với thời đại và có những phản ánh đời sống rất kịp thời. Cho đến nay, sự nghiệp Đổi mới đã tiến hành được ba mươi năm. Trong quãng thời gian ấy, thơ hiện đại Việt …

“Trạm thu giá” hay “Trạm thu phí”?

ĐỖ PHƯƠNG LÂM* TS; Đại học Hải Phòng; Email: dolamdhhp@gmail.com  Trong văn bản hành chính của một số cơ quan nhà nước gần đây xuất hiện các cụm từ mới: “thu giá” và “trạm thu giá”. Sự xuất hiện của những cụm từ này khiến cho tiếng Việt hiện nay song song tồn tại cả hai danh từ: “trạm thu phí” và “trạm thu giá”. Trong khi đại bộ phận người dân và các phương tiện thông tin đại chúng sử dụng cách nói truyền thống: “trạm thu phí” thì riêng một số văn bản hành chính lại dùng từ: …

Lời chào miêu tả hành vi trong tiếng Hàn

HOÀNG THỊ YẾNThS, Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN 1. Qua kết quả phân tích các loại câu chào của các tác giả Hàn Quốc và Việt Nam[1], chúng ta có thể thấy, những phát ngôn chào xuất hiện ở tiếng Hàn cũng xuất hiện trong tiếng Việt. Ví dụ như: (1) Lời chào hàm ẩn (không có mặt từ chào trong phát ngôn)- ở cấp độ cao, (2) Lời chào có ý nghĩa chúc mừng, lời chào có ý nghĩa động viên, lời chào sử dụng từ xưng hô, lời chào liên quan tới thời tiết, đề cập tới ngoại …

Hình tượng nắng trong thơ ca Việt Nam

NGUYỄN VĂN NỞ*PGS.TS; Trường Đại học Cần Thơ Nắng mưa là bệnh của trời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng (Nguyễn Bính) 1. “Mưa, nắng” là hiện tượng tự nhiên. Tuy nhiên, tuỳ theo tình cảm của mỗi người mà sự cảm nhận về chúng khác nhau. Nếu “mưa” thường mang đến nỗi buồn man mác, sự ảm đạm, cô đơn,… thì “nắng” lại gợi lên nét trong trẻo, tươi vui, hi vọng, chói chang nhất là sau chuỗi ngày đông ảm đạm. Ánh nắng do mặt trời chiếu rọi được nhận thấy bằng mắt và cho dù …

Hùm ta và hùm Tây

DƯƠNG KỲ ĐỨCTS; Viện Nghiên cứu và Phát triển ngôn ngữ văn hóa Với nhiều người trong chúng ta, có một mãnh thú oai phong như “chúa tể của muôn loài, giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi” và bi tráng trong “những đêm vàng bên bờ suối”, “say mồi đứng uống ánh trăng tan”, khiến ta vừa khiếp sợ lại vừa tôn sùng. Đấy là con hùm. Trong tiếng Việt, có nhiều cách định danh (gọi tên) khác nhau cho con chúa thú này: chúa sơn lâm, cọp, hùm, hổ, kễnh, ông kễnh, khái, ông ba mươi, sơn …

Về hai cặp chiều hướng phát triển nghĩa từ vựng tiếng Việt từ sau 1945

LÊ QUANG THIÊM*GS.TS; Trường Đại học KHXH và NV, ĐHQGHN 1. Cách mạng tháng 8 năm 1945 giải phóng nước Việt Nam khỏi ách đô hộ thực dân, đồng thời cũng đưa tiếng Việt lên vị thế của ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữ chính thức trong đối nội cũng như đối ngoại của nhà nước. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc tiếng Việt được dùng trong Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam mới, tiếng Việt được dùng phổ biến trong các phương tiện thông tin đại chúng, tiếng Việt được dùng trong tất cả các …

Nghiên cứu phương pháp dịch từ văn hóa trong bản dịch tiếng Anh tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của tác giả Bảo Ninh và phản hồi của độc giả

Nguyễn Thị Thu Hướng – TS; Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; Email: ntthhuong@ufl.udn.vnVũ Thị Thùy Linh – Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; Email: Vuthuylinhh3698@gmail.com TÓM TẮT: Trong bài báo nghiên cứu này, người nghiên cứu tập trung so sánh và phân tích các từ văn hóa Việt Nam trong bản gốc và bản dịch tiếng Anh tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh” của nhà văn Bảo Ninh thông qua 2 chiến lược dịch thuật chính là ngoại lai hóa (foreignization) và bản địa hóa (domestication) cũng như 4 khía cạnh của từ …

Tình hình sử dụng tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt của người Thái là nữ giới ở xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên

Nguyễn Văn Tăng – Văn phòng HĐND – UBND huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên; Email: nguyentang76dbd@gmail.com TÓM TẮT: Mường Luân là một xã thuộc huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên có 13 bản, 1.064 hộ và 4.595 nhân khẩu với 4 dân tộc Thái, Lào, Khơ mú, Kinh và một số ít dân tộc khác sinh sống. Người Thái là một trong 4 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn xã chiếm 58,6% trong tổng dân số cả xã và chiếm 13,6% dân tộc Thái cả huyện. Người Thái đã tạo dựng cho mình …

Trắc đạc vốn từ của trẻ em bằng phương pháp ngôn ngữ học ngữ liệu

Phạm Hiển – TS; Viện Ngôn ngữ học; Email: phamhieniol@gmail.comPhạm Tiến Dũng – Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương; Email: dungorl76@gmail.com TÓM TẮT: Nghiên cứu xây dựng kho ngữ liệu cho trẻ em là việc làm cần thiết để làm cơ sở cho ngành ngôn ngữ cũng như trong lĩnh vực y học để xây dựng các bảng từ thử, câu thử đánh giá khả năng nghe hiểu lời nói của trẻ. Bằng phương pháp ngôn ngữ học ngữ liệu đã xây dựng được một kho ngữ liệu có kích thước 176.153 từ ngữ từ nguồn dữ liệu 232 …