Ngoa dụ trong tục ngữ, ca dao

NGUYỄN VĂN NỞ** PGS.TS; Trường Đại học Cần Thơ; Email: nvno@ctu.edu.vn TÓM TẮT: Trong quá trình giao tiếp, việc nói phóng đại, cường điệu là một hiện tượng phổ biến. Nhưng không phải bất kì sự phóng đại nào cũng là cách nói ngoa dụ. Cần nhận diện đúng hình thức thể hiện và nội dung biểu đạt của biện pháp ngoa dụ để không nhập nhằng khi tìm hiểu biện pháp này. Trong tục ngữ, ca dao, ngoa dụ được sử dụng với nhiều mục đích và nội dung biểu đạt khác nhau như: thể hiện quan niệm về …

Cơ chế thần kinh của lời nói và ngôn ngữ giản lược

NGUYỄN VĂN ĐỘ** PGS.TS; Trường Đại học Thăng Long; Email: Ducdothanglong@mail.com TÓM TẮT:Bài viết tập trung giới thiệu một cách vắn tắt các nhân tố nền móng và các cơ chế thần kinh liên quan đến các loại kích thích nói chung, lời nói và ngôn ngữ nói riêng, thao tác trong não bộ con người như thế nào. Sự điện toán thần kinh, thông qua sự trợ giúp của các cấu trúc thần kinh trong não bộ, cho phép ngôn ngữ cũng như sự nhận thức của con người thao tác. Não bộ nơi cư trú của nhiều nghìn …

Các cách tiếp cận liên ngành với ngôn ngữ học đến quan hệ bao thuộc

PHẠM VĂN LAM*TS; Viện Ngôn ngữ học; Email: phamvanlam1999@gmail.com TÓM TẮT: Quan hệ bao thuộc là quan hệ ngữ nghĩa có tính hệ hình quan trọng nhất trong cấu trúc từ vựng của ngôn ngữ. Quan hệ bao thuộc vừa là biện pháp tổ chức của từ vựng, văn bản/ diễn ngôn, vừa là biện pháp tổ chức của tư duy, tâm lí, văn hoá. Vì thế mà quan hệ này là một trong những quan hệ nghĩa có lịch sử nghiên cứu lâu đời nhất, và cũng là quan hệ được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu, …

Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số Tây Nam Bộ (qua một số địa bàn)

NGUYỄN VĂN KHANG** GS.TS; Trường Đại học Phenikaa; Email: nvkhang@gmail.com TÓM TẮT: Bài viết nghiên cứu, khảo sát thực trạng việc sử dụng ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số Tây Nam Bộ. Tư liệu của bài viết là từ kết quả điền dã ngôn ngữ học xã hội năm 2019 tại một số địa bàn thuộc các tỉnh Bạc Liêu, Vĩnh Long, Cà Mau. Kết quả nghiên cứu góp phần vào xây dựng một bức tranh chung về tình hình sử dụng ngôn ngữ ở vùng này cũng như ở các vùng dân tộc thiểu số của Việt …

Trạng thái đa ngữ xã hội  trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

TRẦN THỊ HỒNG HẠNH** PGS.TS; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Email: tthhanh@ussh.edu.vn TÓM TẮT: Xuất phát từ nhu cầu đánh giá thực trạng tình hình sử dụng ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số, bằng các phương pháp điều tra điền dã của ngôn ngữ học xã hội như điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, nghiên cứu này tập trung vào các vấn đề: 1) miêu tả trạng thái đa ngữ xã hội ở Vĩnh Long; 2) phân tích và đánh giá thái độ ngôn ngữ …

Đặc điểm của tiếng Mường trong sự so sánh với tiếng Việt và việc biên soạn “từ điển Mường-Việt”, “từ điển Việt-Mường”: tiếng Mường ở tỉnh Hòa Bình

NGUYỄN VĂN KHANG** GS.TS; Viện Ngôn ngữ học; Email: nvkhang@ gmail.com TÓM TẮT: Năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định công nhận Bộ chữ Mường và đưa vào sử dụng trong đời sống của người Mường tại tỉnh Hòa Bình. Mặc dù chỉ giới hạn tiếng Mường ở Hòa Bình, nhưng có thể nói đây là sự khẳng định sức sống của tiếng nói chữ viết Mường, đưa tiếng Mường trở thành ngôn ngữ thành văn. Bài viết này chỉ ra một số đặc điểm mang những nét đặc trưng của tiếng Mường trong …

Ẩn dụ ý niệm “chính trị là trò chơi” trên một số báo mạng tiếng Việt

NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH** TS; Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn  lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Email: ntbichhanh78@gmail.com TÓM TẮT: Bài viết căn cứ vào những tương liên trong kinh nghiệm và những miền tri thức được chiếu xạ từ miền nguồn sang miền đích, giải mã ý niệm CHÍNH TRỊ LÀ TRÒ CHƠI trên báo điện tử Dantri.com.vn và Vietnamnet.vn, lí giải cơ chế sao phỏng giữa hai miền không gian miền “nguồn” và miền “đích” trong tư duy ngôn ngữ của các tác giả. Dựa trên quan hệ logic trong việc tổ chức lược …

Vấn đề ngôn ngữ của cư dân văn hóa Đông Sơn

TRẦN TRÍ DÕI** GS.TS; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Email: ttdoihanh@gmail.com TÓM TẮT:Văn hóa Đông Sơn là văn hóa tiền sử trong lịch sử Việt Nam, là cơ sở văn hóa của “Nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương”. Theo xác định của khảo cổ học, đây là văn hóa hiện diện trong không gian vùng đồng bằng sông Hồng, có niên đại khoảng từ +700 trước Công nguyên (TCN) đến khoảng 200 năm sau Công nguyên (SCN). Khi nghiên cứu về văn hóa Đông Sơn, có một câu …

Danh hóa và ẩn dụ ngữ pháp từ góc nhìn ứng dụng ngôn ngữ

PHAN VĂN HÒA* – GIÃ THỊ TUYẾT NHUNG*** PGS.TS; Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; Email: hoauni@gmail.com** Trường Trung học Phổ thông Trường Chinh, TP Kontum; Email: Gttnhung3009.tckt@kontum.edu.vn TÓM TẮT: Bài viết nhằm phân tích và làm rõ các quá trình danh hóa của các lớp từ vựng, các chức năng của danh hóa; qua đó tìm hiểu danh hóa với tư cách là mặt biểu hiện của các loại ẩn dụ ngữ pháp: (1) Ẩn dụ ngữ pháp kinh nghiệm, (2) Ẩn dụ ngữ pháp liên nhân và (3) Ẩn dụ ngữ pháp văn bản. Bài …

Tiếp cận liên ngành trong ngôn ngữ học

Nguyễn Văn Khang – GS.TS; Trường Đại học Phenikaa; Email: khang.nguyenvan@phenikaa-uni.edu.vn TÓM TẮT: Ngôn ngữ là của riêng loài người, tồn tại và phát triển trong xã hội loài người. Theo đó, ngôn ngữ tham gia vào mọi hoạt động của đời sống con người. Vì thế, ngôn ngữ không chỉ là mối quan tâm của ngôn ngữ học mà là mối quan tâm của mọi ngành khoa học, từ khoa học xã hội, khoa học nhân văn đến khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ. Nghiên cứu ngôn ngữ ngày nay không chỉ dừng lại ở cách tiếp …