Động từ chỉ tâm trạng trong đờn ca tài tử Nam Bộ

TRẦN THANH VÂN* – HOÀNG THỊ HƯƠNG***TS; Trường Đại học Đồng Tháp; Email: trthanhvan1010@gmail.com** Cao học Ngôn ngữ Việt Nam; Trường Đại học Đồng Tháp; Email: hoangthihuongthptth@gmail.com TÓM TẮT:Động từ là một vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, nghiên cứu nhóm động từ chỉ tâm trạng trong Đờn ca tài tử Nam Bộ vẫn là một vấn đề mới, đáng lưu tâm. Bài viết của chúng tôi đi vào tìm hiểu Động từ chỉ tâm trạng trong Đờn ca tài tử Nam Bộ với mong muốn chỉ ra những đặc …

Đặc điểm của tiếng Mường trong sự so sánh với tiếng Việt và việc biên soạn “từ điển Mường-Việt”, “từ điển Việt-Mường”: tiếng Mường ở tỉnh Hòa Bình

NGUYỄN VĂN KHANG** GS.TS; Viện Ngôn ngữ học; Email: nvkhang@ gmail.com TÓM TẮT: Năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định công nhận Bộ chữ Mường và đưa vào sử dụng trong đời sống của người Mường tại tỉnh Hòa Bình. Mặc dù chỉ giới hạn tiếng Mường ở Hòa Bình, nhưng có thể nói đây là sự khẳng định sức sống của tiếng nói chữ viết Mường, đưa tiếng Mường trở thành ngôn ngữ thành văn. Bài viết này chỉ ra một số đặc điểm mang những nét đặc trưng của tiếng Mường trong …

Ẩn dụ ý niệm “chính trị là trò chơi” trên một số báo mạng tiếng Việt

NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH** TS; Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn  lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Email: ntbichhanh78@gmail.com TÓM TẮT: Bài viết căn cứ vào những tương liên trong kinh nghiệm và những miền tri thức được chiếu xạ từ miền nguồn sang miền đích, giải mã ý niệm CHÍNH TRỊ LÀ TRÒ CHƠI trên báo điện tử Dantri.com.vn và Vietnamnet.vn, lí giải cơ chế sao phỏng giữa hai miền không gian miền “nguồn” và miền “đích” trong tư duy ngôn ngữ của các tác giả. Dựa trên quan hệ logic trong việc tổ chức lược …

Vấn đề ngôn ngữ của cư dân văn hóa Đông Sơn

TRẦN TRÍ DÕI** GS.TS; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Email: ttdoihanh@gmail.com TÓM TẮT:Văn hóa Đông Sơn là văn hóa tiền sử trong lịch sử Việt Nam, là cơ sở văn hóa của “Nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương”. Theo xác định của khảo cổ học, đây là văn hóa hiện diện trong không gian vùng đồng bằng sông Hồng, có niên đại khoảng từ +700 trước Công nguyên (TCN) đến khoảng 200 năm sau Công nguyên (SCN). Khi nghiên cứu về văn hóa Đông Sơn, có một câu …

Hình ảnh tượng trưng của con chuột trong ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc và Việt Nam

PHẠM NGỌC HÀM** PGS.TS; Trường  Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội; Email: phamngocham.nnvhtq@gmail.com TÓM TẮT: Theo quan niệm của người Trung Quốc và người Việt Nam, chuột là con vật tượng trưng cho một trong mười hai con giáp, đứng đầu trong thập nhị địa chi. Trải qua quá trình tiếp xúc, con người đã phát hiện được những thuộc tính bản chất của chuột và liên hệ với đời sống xã hội. Từ đó, trong tiếng Hán và tiếng Việt, một lớp từ ngữ có chứa tên loài vật này được hình thành với những ý …

Danh hóa và ẩn dụ ngữ pháp từ góc nhìn ứng dụng ngôn ngữ

PHAN VĂN HÒA* – GIÃ THỊ TUYẾT NHUNG*** PGS.TS; Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; Email: hoauni@gmail.com** Trường Trung học Phổ thông Trường Chinh, TP Kontum; Email: Gttnhung3009.tckt@kontum.edu.vn TÓM TẮT: Bài viết nhằm phân tích và làm rõ các quá trình danh hóa của các lớp từ vựng, các chức năng của danh hóa; qua đó tìm hiểu danh hóa với tư cách là mặt biểu hiện của các loại ẩn dụ ngữ pháp: (1) Ẩn dụ ngữ pháp kinh nghiệm, (2) Ẩn dụ ngữ pháp liên nhân và (3) Ẩn dụ ngữ pháp văn bản. Bài …

Chiến lược lịch sự qua biểu thức tình thái trong diễn ngôn tiếng Anh: hướng tiếp cận khối liệu

TRẦN HỮU PHÚC*PGS.TS; Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; Email: thphuc@ufl.udn.vn TÓM TẮT: Bài viết này gắn kết nghiên cứu hai lĩnh vực tình thái và lịch sự trong diễn ngôn tiếng Anh bằng phương pháp khối liệu. Các khối liệu phát biểu của đại sứ Anh và Mỹ tại Việt Nam được thiết kế nhằm cung cấp dữ liệu cho phân tích so sánh. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về chiến lược lịch sự. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể về tần suất sử dụng các biểu thức …

Tiếp cận liên ngành trong ngôn ngữ học

Nguyễn Văn Khang – GS.TS; Trường Đại học Phenikaa; Email: khang.nguyenvan@phenikaa-uni.edu.vn TÓM TẮT: Ngôn ngữ là của riêng loài người, tồn tại và phát triển trong xã hội loài người. Theo đó, ngôn ngữ tham gia vào mọi hoạt động của đời sống con người. Vì thế, ngôn ngữ không chỉ là mối quan tâm của ngôn ngữ học mà là mối quan tâm của mọi ngành khoa học, từ khoa học xã hội, khoa học nhân văn đến khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ. Nghiên cứu ngôn ngữ ngày nay không chỉ dừng lại ở cách tiếp …

Một đóng góp mới về nghiên cứu ngôn ngữ thơ Việt Nam

giai đoạn từ sau 1986 HOÀNG TRỌNG PHIẾN* GS.TS; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội Từ sau 1986, nhờ có công cuộc Đổi mới, đất nước Việt Nam đã  có những bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt kinh tế, xã hội. Thơ ca-một thể loại xung kích của văn học đã nhanh chóng bắt nhịp với thời đại và có những phản ánh đời sống rất kịp thời. Cho đến nay, sự nghiệp Đổi mới đã tiến hành được ba mươi năm. Trong quãng thời gian ấy, thơ hiện đại Việt …

“Trạm thu giá” hay “Trạm thu phí”?

ĐỖ PHƯƠNG LÂM* TS; Đại học Hải Phòng; Email: dolamdhhp@gmail.com  Trong văn bản hành chính của một số cơ quan nhà nước gần đây xuất hiện các cụm từ mới: “thu giá” và “trạm thu giá”. Sự xuất hiện của những cụm từ này khiến cho tiếng Việt hiện nay song song tồn tại cả hai danh từ: “trạm thu phí” và “trạm thu giá”. Trong khi đại bộ phận người dân và các phương tiện thông tin đại chúng sử dụng cách nói truyền thống: “trạm thu phí” thì riêng một số văn bản hành chính lại dùng từ: …