TRẦN HỮU PHÚC*
PGS.TS; Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; Email: thphuc@ufl.udn.vn
TÓM TẮT: Bài viết này gắn kết nghiên cứu hai lĩnh vực tình thái và lịch sự trong diễn ngôn tiếng Anh bằng phương pháp khối liệu. Các khối liệu phát biểu của đại sứ Anh và Mỹ tại Việt Nam được thiết kế nhằm cung cấp dữ liệu cho phân tích so sánh. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về chiến lược lịch sự. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể về tần suất sử dụng các biểu thức tình thái biểu hiện từng chiến lược lịch sự cụ thể giữa hai loại diễn ngôn này. Đại sứ Mỹ sử dụng nhiều biểu thức tình thái biểu hiện lịch sự dương tính với đặc trưng cá nhân và trực tiếp. Ngược lại, đại sứ Anh sử dụng các biểu thức tình thái biểu hiện lịch sự âm tính với thái độ dè dặt và gián tiếp. TỪ KHÓA: lịch sự dương tính; lịch sự âm tính; tình thái; diễn ngôn; khối liệu.
TỪ KHÓA: lịch sự dương tính; lịch sự âm tính; tình thái; diễn ngôn; khối liệu.
NHẬN BÀI: 11/3/2022. BIÊN TẬP-CHỈNH SỬA-DUYỆT ĐĂNG: 14/6/2022
(Bài đăng trên Tạp chí số 6b(327)-2022, tr.59-67)
1. Đặt vấn đề
Lịch sự trong giao tiếp là một phạm trù mang đặc trưng văn hoá. Một người lịch sự được xem là “ứng xử theo một phong cách nhã nhặn” (Márquez, 2000), là người biết giữ thể diện không chỉ cho mình mà còn cho cả người khác trong giao tiếp. Người lịch sự là người biết giảm thiểu cái lợi dành cho mình và cố gắng tối đa hóa nó cho người khác (Leech, 1983). Mặt khác, các biểu hiện lịch sự trong ngôn từ thường được diễn đạt và tiếp nhận một cách khác nhau qua các ngôn ngữ và văn hoá khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu về lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ rất đa dạng, theo đó lí thuyết về lịch sự cũng được tiếp cận từ nhiều bình diện khác nhau (xem Eelen, 2001; Watts, 1992; Fraser, 1990).
Trên thực tế, khó có thể đưa ra một khái niệm có thể bao quát tất cả các chuẩn mực về hành vi lịch sự và càng khó hơn để đưa ra một định nghĩa đầy đủ và phù hợp với các quan niệm về lịch sự (Fraser, 1990). Hơn nữa, những gì được xem là hành vi lịch sự thì cũng chỉ ở phương diện giao tiếp xã hội thông thường. Việc đánh giá cách sử dụng ngôn từ thể hiện lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ (xem House và Kasper, 1981; Kasper, 1990; Marquez, 2000) là một vấn đề đáng quan tâm. Như Watts và các cộng sự (1992, tr.1) nhận định: “Lịch sự được định nghĩa như thế nào, các cách nhìn nhận về khái niệm lịch sự trong các mô hình văn hóa khác nhau và độ tin cậy của một lí thuyết lịch sự phổ biến là những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu về khoa học xã hội quan tâm”. Trong nghiên cứu này chúng tôi kế thừa cách tiếp cận và phân loại lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ theo hai kiểu chiến lược lịch sự dương tính và lịch sự âm tính của Brown và Levinson (1987).
Tình thái từ lâu đã được sử dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu triết học, ngôn ngữ học và cả logic học. Theo Kaufmann và cộng sự (2006) lí thuyết tình thái xuất hiện từ những năm 1960. Sau đó hàng loạt các nghiên cứu về tình thái trong ngôn ngữ đã được công bố, tiêu biểu là các công trình của Givón, 1982; Coates, 1983; Perkins, 1983; Palmer, 1986 và nhiều công trình khác. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào đưa ra một định nghĩa có thể khái quát toàn bộ các phương diện về tình thái. Hiện tại, có thể khái quát các công trình nghiên cứu về tình thái trong ngôn ngữ tập trung ở các phương diện chủ yếu sau: (i) Nghiên cứu theo hướng ngữ pháp (Givón, 1990; Bybee và cộng sự, 1994; Bybee và Fleischman, 1995); (ii) Nghiên cứu theo hướng ngữ nghĩa (Palmer, 1979/1990; Coates, 1983, 1995; Nuyts, 2001; Facchinetti và cộng sự, 2003; Frawley và cộng sự, 2006); (iii) Nghiên cứu bình phẩm ngữ nghĩa (Bybee, 1985; Bybee và cộng sự, 1994; Bybee và Fleischman, 1995).
Dựa trên cơ sở lí luận về tình thái và các công trình đi trước, nghiên cứu này kế thừa cách tiếp cận và phân chia các phạm trù tình thái của Palmer, 1979/1990 theo các ý nghĩa tình thái nhận thức, tình thái bổn phận/ đạo nghĩa và tình thái năng động để tìm hiểu chức năng dụng học của các phương tiện biểu đạt ý nghĩa tình thái trong giao tiếp ngôn ngữ. Qua đó, nghiên cứu này gắn kết hai lĩnh vực tình thái và lịch sự thông qua việc tìm hiểu các biểu thức tình thái diễn đạt chiến lược lịch sự trong diễn ngôn tiếng Anh trên cả ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học bằng phương pháp phân tích khối liệu.
2. Thiết kế khối liệu nghiên cứu
Ngữ liệu và phương pháp thiết kế khối liệu nghiên cứu được tìm hiểu trên cơ sở các công trình nghiên cứu dựa trên khối liệu tiêu biểu như của Biber và cộng sự (1998, 1999, 2002); Keck và Biber (2004); Baker (2006)… Kế thừa cách thu thập ngữ liệu theo hướng tiếp cận khối liệu từ các công trình đi trước, các phát biểu của đại sứ Anh và Mỹ tại Việt Nam được xây dựng thành hai khối liệu nghiên cứu, sau đây được gọi là British Ambassador Corpus (BAC) và American Ambassador Corpus (AAC).
Bảng 2.1. Khối liệu phát biểu của đại sứ Mỹ (AAC)
Đại sứ | Thời gian | Số bài phát biểu | Tỉ lệ % của khối liệu | Số lượng từ | Tỉ lệ % từ |
A01 | 2000-2003 | 13 | 19,25 | 19.763 | 18,91 |
A02 | 2003-2005 | 16 | 23,61 | 26.910 | 104.484 |
A03 | 2005-2008 | 25 | 35,22 | 33.267 | 31,84 |
A04 | 2005-2011 | 15 | 21,32 | 24.544 | 23,49 |
Total | 70 | 100.00 | 104.484 | 100,00 |
Bảng 2.2. Khối liệu phát biểu của đại sứ Anh (BAC)
Đại sứ | Thời gian | Số bài phát biểu | Tỉ lệ % của khối liệu | Số lượng từ | Tỉ lệ % từ |
A01 | 2000-2003 | 20 | 28,52 | 29.599 | 28,19 |
A02 | 2003-2005 | 17 | 23,38 | 23.638 | 22,51 |
A03 | 2005-2008 | 17 | 23,38 | 24.920 | 23,73 |
A04 | 2005-2010 | 18 | 23,38 | 26.845 | 25,57 |
Total | 72 | 100,00 | 105.002 | 100,00 |
3. Sử dụng phần mềm phân tích khối liệu:
Có nhiều phần mềm và công cụ chuyên dụng khác nhau được sử dụng cho nghiên cứu cụ thể về ngôn ngữ bằng phương pháp phân tích khối liệu. Nghiên cứu này sử dụng phần mềm WordSmith 8.0 (http://www.lexically.net/wordsmith) để thu thập và phân tích dữ liệu từ các khối liệu nghiên cứu. Dữ liệu để phân tích được cung cấp bởi các công cụ cơ bản như danh mục từ (wordlist), từ khoá (key word), tần suất sử dụng từ (frequency list) và cấu trúc kết hợp (concordance lines) của phần mềm WordSmith 8.0.
Danh mục từ cung cấp các thông tin thống kê về tần suất của từ trong khối liệu, số lượng từ đếm được trong một văn bản cụ thể (types) và số lượng các từ khác nhau được sử dụng trong văn bản đó (tokens). Với công cụ này, người nghiên cứu có thể tìm thấy tần suất của từ xếp theo danh mục giảm dần hay theo thứ tự ABC; xác định từ khoá của văn bản; phân tích cấu trúc kết hợp và ý nghĩa của từ khoá trong một văn bản; so sánh ngôn từ trong nhiều văn bản cùng loại thể. Sau khi đã xác lập được danh mục các từ khoá của văn bản (keyword list) người nghiên cứu có thể tìm hiểu ngữ cảnh và cấu trúc kết hợp của một từ khoá bất kỳ trong văn bản bằng công cụ cấu trúc kết hợp (concordance lines). Công cụ này cung cấp dữ liệu thống kê của một từ cụ thể trong văn bản. Dữ liệu thống kê do các công cụ này cung cấp giúp người nghiên cứu thực hiện việc phân tích các đối tượng ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa… của diễn ngôn.
4. Chiến lược lịch sự biểu hiện qua các biểu thức tình thái
4.1. Chiến lược lịch sự dương tính
Biểu thức tình thái biểu hiện chiến lược lịch sự dương tính là những ngữ đoạn kết hợp với nội dung phát ngôn nhằm diễn đạt sự quan tâm, gần gũi và thân mật của người nói đối với người nghe. Theo Scollon và Scollon (1981) lịch sự dương tính được biểu hiện qua sự đoàn kết. Brown và Levinson (1987, tr.103-129) chỉ ra “ba cơ chế” lịch sự dương tính, đó là “tuyên bố sự đồng thuận”, “thể hiện sự hợp tác” và “đáp ứng nhu cầu của người nghe”. Các biểu thức tình thái thu thập được qua các phát biểu của đại sứ Anh, Mỹ tại Việt Nam thể hiện sự thân mật của người nói được phân tích qua các tiểu phạm trù thuộc chiến lược lịch sự dương tính dưới đây.
Bảng 4.1. Tần suất BTTT biểu hiện các tiểu chiến lược lịch sự dương tính (tính trên 100.000 từ)
Chiến lược lịch sự dương tính | Biểu thức tình thái (BTTT) | |||
AAC | BAC | |||
Tần suất | Tỉ lệ | Tần suất | Tỉ lệ | |
1. Quan tâm đến người nghe | 19 (20) | 3,0 | 5 (6) | 1,0 |
2. Cam kết mạnh mẽ | 138 (144) | 21,7 | 157 (165) | 28,2 |
3. Rào đón giữ thể diện dương tính | 204 (213) | 32,0 | 142 (149) | 25,4 |
4. Tỏ ra gần gũi với người nghe | 143 (149) | 22,5 | 161 (169) | 28,8 |
5. Động viên | 37 (39) | 5,9 | 40 (42) | 7,2 |
6. Tỏ ra lạc quan | 62 (65) | 9,8 | 31 (33) | 5,6 |
7. Chiến lược khen | 32 (34) | 5,1 | 21 (22) | 3,8 |
Tổng | 635 (664) | 100 | 557(586) | 100 |
4.1.1. Chiến lược quan tâm đến người nghe
Trong chiến lược lịch sự này người nói tỏ ra chia sẻ quan điểm với người nghe, đồng tình với họ và mong muốn đứng về phía họ. Những BTTT thể hiện chiến lược lịch sự này diễn tả sự quan tâm của người nói đối với những gì người nghe mong muốn, như trong các đoạn trích sau:
(1) As you know, the United States government through its implementing agency, USAID, has begun to implement the $3 million appropriated by the US Congress in 2007 for dioxin mitigation and health activities and is already finalizing its first grants to strengthen disability services in Danang. [A4H]
(2) As many of you know only too well, land is a challenging issue to work on. Many politicians find the issue of land reform too politically hot to handle, reforms are extremely difficult to achieve and land issues are emotive and potentially explosive. [B3J]
Các BTTT như as you know, as you may know, as you probably know,… (như quý vị biết, có lẽ quý vị cũng biết…) được sử dụng thường xuyên trong các phát biểu thể hiện sự quan tâm của người nói đối với những gì người nghe mong đợi.
Dữ liệu thu thập được từ các khối liệu cho thấy tần suất sử dụng các BTTT này trong khối liệu AAC cao hơn nhiều so với khối liệu BAC. Có thể nhận định rằng đại sứ Mỹ thể hiện chiến lược lịch sự dương tính, gần gũi, quan tâm đến người nghe nhiều hơn so với đại sứ Anh.
4.1.2. Chiến lược cam kết mạnh mẽ
Các BTTT với mô hình I will và We will đượcsử dụng thường xuyên thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của người nói đối với vấn đề được nói ra. Với các chủ ngữ ngôi thứ nhất (I và we), người nói thể hiện sự cam kết và mong muốn người nghe đồng tình, cộng tác với mình, ví dụ như:
(3) If confirmed as US Ambassador to Vietnam, I will protect American citizens and promote US interests, while fostering and developing a relationship with the leadership and the people of Vietnam. I will work diligently to gain continued and even better cooperation from Vietnam on our efforts to achieve the fullest possible accounting of our missing personnel from the Indochina conflict.
(4) We will work with UNICEF and NGOs to review the impact of social protection to ensure that it is the most effective way of meeting the needs and rights of orphans and vulnerable children. Indeed we will lead international efforts to halve unmet demand for family planning by 2010, to pave the way for universal access by 2015. [B04M].
Các BTTT với mô hình I will xuất hiện 62 lần trong AAC so với 24 lần trong BAC. Về BTTT gồm mô hình we[1] will, với exclusive we (chúng tôi)xuất hiện ở khối liệu BAC, 58 lần, so với 35 lần ở khối liệu AAC và với inclusive we (chúng ta) 83 lần ở khối liệu BAC so với 47 lần ở AAC. Các BTTT về chiến lược cam kết cho thấy đại sứ Mỹ có thiên hướng cá nhân và trực tiếp trong khi đại sứ Anh tỏ ra trịnh trọng và dè dặt hơn trong diễn đạt cam kết.
4.1.3. Chiến lược rào đón giữ thể diện dương tính
Rào đón là chiến lược lịch sự dương tính thể hiện người nói biết những gì người nghe mong muốn và sẵn lòng quan tâm đến những mong muốn đó. Cách nói rào đón thường “được dùng như lời cam kết ở mức độ thấp đối với điều được nói ra” (House and Kasper: 167), như các ví dụ dưới đây:
(5) I hope the international community can work with countries such as Vietnam who will be most affected by climate change. [B02F]
(6) I hope the governments of the US and Vietnam, as well as their business communities and organizations like the VCCI, will work together to improve protection of IPR through the effective enforcement of existing laws and tougher penalties against IPR violations. [A03H]
Các BTTT I hope, I expect, I believe, I think… thể hiện sự quan tâm của người nói đối với thể diện của người nghe. Thực ra, với chiến lược rào đón, người nói muốn gửi đến người nghe thông điệp rằng anh ta không cam kết hoàn toàn vào những gì được nói mà đó chỉ là mong muốn của anh ta. Dữ liệu BTTT chiến lược rào đón này được sử dụng nhiều trong AAC, 213 lần so với BAC, 149 lần. Có thể lí giải rằng ngoài xu hướng xưng hô tôi được dùng khá phổ biến, đại sứ Mỹ còn dùng lời rào đón để tránh cam kết mạnh hoặc tránh va chạm thể diện người nghe.
4.1.4. Chiến lược gần gũi với người nghe
Lịch sự dương tính được xem là lịch sự của sự thân mật, gần gũi. BTTT thể hiện sự gần gũi trong các phát biểu của đại sứ phổ biến ở mô hình let’s. Ví dụ:
(7) Let’s turn to our economic relationship with Vietnam. [A03B]
(8) Let’s talk for a moment about the new areas where we are not fully normalized. [A02F] BTTT let’s thể hiện chiến lược lịch sự của người nói trong việc tỏ ra gần gũi, quan tâm đến nhu cầu của người nghe và kêu gọi người nghe cùng hợp tác. Điều thú vị là BTTT này xuất hiện 32 lần trong khối liệu AAC, nhưng không tìm thấy trong khối liệu BAC. Điều này cho thấy đại sứ Mỹ thể hiện sự thân mật, gần gũi, trong khi đại sứ Anh tỏ ra trịnh trọng và dè dặt hơn.
4.1.5. Chiến lược động viên
Quan sát BTTT trong các khối liệu phát biểu của đại sứ cho thấy sự gần gũi, thân mật của người nói còn được thể hiện qua chiến lược động viên, như trong các ví dụ dưới đây:
(9) You can do this by re-registering on line on our web site http://www.uk-vietnam.org, or by contacting our Consular Section. [B01O]
(10) Please do not hesitate to contact me or my staff here or in Ho Chi Minh City on any issue – be it a success story or a problem. [A03I]
4.1.5. Chiến lược động viên
Quan sát BTTT trong các khối liệu phát biểu của đại sứ cho thấy sự gần gũi, thân mật của người nói còn được thể hiện qua chiến lược động viên, như trong các ví dụ dưới đây:
(9) You can do this by re-registering on line on our web site http://www.uk-vietnam.org, or by contacting our Consular Section. [B01O]
(10) Please do not hesitate to contact me or my staff here or in Ho Chi Minh City on any issue – be it a success story or a problem. [A03I]
4.1.6. Chiến lược tỏ ra lạc quan
Chiến lược lạc quan của người nói thể hiện qua các BTTT như I am confident that/ I am optimistic that… với ngụ ý rằng kết quả của sự lạc quan đó là những gì người nghe sẽ hưởng lợi và vì vậy thoả mãn mong muốn của người nghe về vấn đề được bàn đến. Ví dụ:
(11) I am highly optimistic that PNTR will be granted, and cautiously optimistic that the process will reach conclusion before the APEC Leaders Meeting, which begins on November 18. [A03O]
(12) I am confident that you will continue to make the domestic changes needed to ensure the future prosperity and happiness of your people. [A03P]
BTTT về chiến lược lạc quan xuất hiện ở khối liệu AAC nhiều gấp đôi so với ở khối liệu BAC, 65 và 33. Điều này bổ sung thêm cho nhận định (trình bày bên trên) rằng đại sứ Mỹ tỏ ra thân mật, gần gũi trong khi đại sứ Anh có vẻ trịnh trọng và dè dặt.
4.1.7. Chiến lược khen
Trong phát ngôn, có những tình huống người nói phải nêu lên những nhận định hay bình phẩm về một vấn đề cụ thể, ở đó tiềm ẩn sự đe doạ thể diện với người nghe. Để giảm thiểu lực trung ngôn có nguy cơ đe doạ thể diện, người nói sử dụng các BTTT kết nối lời khen, ví dụ:
(13) Vietnam has a number of unique qualities that make it very attractive to investors. On the other hand, the investment climate can be improved in a whole number of ways, mainly through improvement of the legal framework. [A04B]
(14) All around Vietnam, one sees energy, enthusiasm and hope. But set against its many successes, Vietnam faces significant challenges, not the least of which is its education system. [A03X]
Các BTTT như trong các ví dụ (13) và (14) được tìm thấy ở khối liệu AAC, 36 lần, nhiều hơn ở khối liệu BAC, 17 lần. Những phát hiện trên bổ sung thêm cho nhận định rằng đại sứ Mỹ tỏ ra thân mật và gần gũi hơn qua chiến lược sử dụng lời khen.
Tóm lại kết quả phân tích các BTTT biểu hiện chiến lược lịch sự dương tính trong hai khối liệu AAC và BAC cho thấy không có sự khác biệt giữa đại sứ Anh và đại sứ Mỹ về chiến lược lịch sự trong các diễn ngôn được thu thập. Tuy nhiên, khác biệt rất lớn được tìm thấy qua tần suất sử dụng BTTT ở từng chiến lược lịch sự cụ thể. Có thể nhận định rằng đại sứ Mỹ tỏ ra thân mật, gần gũi với người nghe trong khi đại sứ Anh có vẻ trịnh trọng và dè dặt hơn. Ngoài ra, có thể đặt một giả thuyết định hướng cho những nghiên cứu về sau rằng phải chăng đại sứ Mỹ thiên về lịch sự dương tính trong khi đó đại sứ Anh quan tâm đến chiến lược lịch sự âm tính hơn.
4.2. Chiến lược lịch sự âm tính
Các BTTT thể hiện chiến lược lịch sự âm tính là những phương tiện nói tránh, rào đón nhằm biểu hiện thái độ của người nói không muốn xâm phạm đến tự do của người nghe hoặc tránh thái độ áp đặt lên người nghe trong phát ngôn của mình. Các BTTT biểu hiện chiến lược lịch sự âm tính thu thập từ các khối liệu nghiên cứu được phân định theo các tiểu phạm trù dưới đây.
Bảng 4.2. Tần suất BTTT biểu hiện các tiểu chiến lược lịch sự âm tính (tính trên 100.000 từ)
Chiến lược lịch sự âm tính | Biểu thức tình thái (BTTT) | |||
AAC | BAC | |||
Tần suất | Tỉ lệ | Tần suất | Tỉ lệ | |
1. Giảm thiểu sự áp đặt lên người nghe | 56 (59) | 22,4 | 77 (81) | 18,7 |
2. Tuyên bố dè dặt | 23 (24) | 9,2 | 49 (52) | 11,9 |
3. Rào đón giữ thể diện âm tính | 34 (36) | 13,7 | 77 (81) | 18,7 |
4. Diễn đạt giả thiết | 47 (49) | 18,6 | 85 (89) | 20,5 |
5. Giảm nhẹ áp lực khẳng định | 15 (16) | 6,1 | 17 (18) | 4,1 |
5. Giảm nhẹ áp lực khẳng định | 57 (60) | 22,8 | 55 (58) | 55 (58) |
7. Giảm nhẹ sự bắt buộc | 18 (19) | 7,2 | 52 (55) | 12,7 |
Tổng | 250 (263) | 100 | 412 (434) | 100 |
4.2.1. Giảm thiểu sự áp đặt lên người nghe
Các BTTT ở dạng trạng từ tình thái như perhaps, probably, maybe; và trợ động từ tình thái nhận thức như may, might kết hợp với động từ ngôn hành như: recall, expect, think, see, and realise được dùng để biểu hiện ngụ ý gián tiếp và giảm nhẹ sự áp đặt lên người nghe, như các ví dụ dưới đây:
(15) Perhaps most importantly, Vietnam still needs effectively to enforce intellectual property rights laws. [A02I]
(16) Some of you may recall that I have talked before about our Security Information Service for Business Overseas, or SISBO for short. [B01P]
Tần suất của các BTTT này ở khối liệu BAC (39 lần) cao hơn so với khối liệu AAC (15) lần. Ngược lại trạng từ tình thái xuất hiện trong khối liệu AAC, 66 lần, cao hơn nhiều so với ở khối liệu BAC, 20 lần. BTTT biểu hiện chiến lược giảm thiểu áp đặt lên người nghe chiếm tỉ lệ 22,4% tổng số BTTT trong khối liệu AAC so với 18,7% ở khối liệu BAC. Có thể nhận định rằng đại sứ Anh tỏ ra dè dặt, tránh trực tiếp qua các BTTT có trợ động từ tình thái, trong khi đó đại sứ Mỹ có vẻ trực tiếp hơn qua việc sử dụng các BTTT có trạng từ tình thái.
4.2.2. Tuyên bố dè dặt
Các mô hình BTTT như I would say that, I would mean that, I would admit that… được sử dụng để biểu hiện chiến lược lịch sự của người nói khi thực hiện lời tuyên bố dè dặt (xem Coates, 1983; Perkins, 1983). Với việc sử dụng đại từ nhân xưng ‘tôi’ kết hợp với động từ tình thái would theo sau là động từ biểu hiện, người nói muốn bày tỏ tuyên bố dè dặt hoặc mong muốn sự việc được nói đến sẽ diễn ra.
(17) We just had the agreement during the Prime Minister’s visit to begin negotiations. We’ve had some preliminary talks already. In fact I think we’ve had several sessions of preliminary talks. We’re still finalizing the dates for the first round of talks. I would expect them to happen sometime in September or October. [A04F]
(18) And given the interconnected nature of the challenges we face, We would argue that we have to simultaneously be fighting to end poverty, to secure trade justice, and to tackle conflict and climate change as well as working to defeat terrorism and ensure the preservation of our security. [B04D]
Các BTTT trong các ví dụ trên thể hiện sự do dự nhằm tránh bộc lộ sự tuyên bố trực tiếp và ngụ ý người nói nhường quyền quyết định hoặc phán xét cho người nghe. Các BTTT thể hiện sự dè dặt xuất hiện ở khối liệu AAC 52 lần, chiếm 11,9% nhiều hơn so với ở khối liệu BAC 24 lần, chiếm 9,2%. Có thể nhận định rằng đại sứ Mỹ tỏ ra trực tiếp và mang phong cách cá nhân thông qua việc sử dụng đại từ ‘tôi’, trong khi đó đại sứ Anh tỏ ra dè dặt và gián tiếp hơn thông qua việc sử dụng đại từ ‘chúng tôi’.
4.2.3. Rào đón giữ thể diện âm tính
Chiến lược lịch sự nhằm tránh xâm phạm thể diện của người nghe là cách nói rào đón để giảm thiểu lực trung ngôn thông qua các mô hình lời nói vô nhân xưng. BTTT được sử dụng cho chiến lược lịch sự này cho thấy những gì được nói đến có thể xảy ra như một hệ quả khách quan hơn là sự khẳng định chủ quan của người nói. Trong các bài phát biểu của đại sứ, các mô hình với chủ ngữ vô nhân xưng ‘it’và ‘there’ kết hợp với động từ tình thái được sử dụng nhằm giảm nhẹ áp lực của sự đe doạ thể diện.
(19) It may be that those running the healthcare system are failing to buy sufficient quantities of the right drugs, whether through lack of funding or indeed organisation. It may be that even when the right drugs are bought, they can’t be properly distributed to health centres and pharmacies. And it may be that criminals and corrupt officials are stealing medicines or buying counterfeits. [B04L]
(20) Again, I think there may be a confidence-building process going on here as well. As the government develops more confidence in the people themselves, then maybe there will be more freedom of expression. [A04F]
BTTT được thu thập qua các khối liệu cho thấy sự quan tâm của người nói trong việc sử dụng cách rào đón thể hiện lịch sự âm tính. Chủ ngữ vô nhân xưng “there” xuất hiện thường xuyên trong khối liệu BAC (38 lần) nhiều hơn so với khối liệu AAC (13 lần). Tương tự như thế, tần suất của chủ ngữ vô nhân xưng “it” trong khối liệu BAC là 43 lần, cao hơn nhiều so với ở khối liệu AAC, 23 lần. Cộng dồn các BTTT thể hiện sự rào đón chiếm 13,7% tổng các BTTT trong khối liệu AAC và 18,7% trong khối liệu BAC. Những so sánh về tần suất BTTT này càng cho thấy đại sứ Anh tỏ ra gián tiếp, dè dặt qua cách nói vô nhân xưng nhiều hơn so với đại sứ Mỹ.
4.2.4. Diễn đạt giả thiết
Lịch sự âm tính chủ yếu liên quan đến nghệ thuật rào đón của người nói thông qua các cách diễn đạt gián tiếp thể hiện sự do dự hoặc thực tế khách quan. Chiến lược rào đón thông qua cách diễn đạt giả thiết được dùng với “động từ tình thái thứ cấp” would (Perkins, 1983, tr.50-56). Trong các phát biểu của đại sứ, chiến lược lịch sự này thể hiện ở ngụ ý của người nói về hiệu lực âm tính của nội dung phát ngôn. Would diễn đạt giả thiết được dùng như một dấu hiệu lịch sự nhằm giảm nhẹ thái độ mệnh lệnh được nêu ra trong phát ngôn và chuyển thái độ mệnh lệnh thành lời đề nghị.
(21) The Vietnamese Government needs to act like a referee and not a player in its own economy, even if this means relinquishing a great deal of control to market forces. If these steps are taken, Vietnam would have a true level playing field and would become a mecca for foreign investment. [A03I]
(22) In addition, with its long coastline, Vietnam is likely more connected to the world. If you could improve your deep-sea ports, export would be much easier. [B01I]
BTTT với would diễn đạt giả thiết xuất hiện 89 lần trong khối liệu BAC cao hơn so với khối liệu AAC, chỉ 49 lần. Điều này cho thấy đại sứ Anh tỏ ra dè dặt hơn so với đại sứ Mỹ.
4.2.5. Giảm nhẹ áp lực của sự khẳng định
Các BTTT giảm nhẹ áp lực của sự khẳng định thường bao gồm các động từ bán tình thái (semi-modal) như seem và appear. Với việc sử dụng các BTTT này, mức độ khẳng định sự tình được nói đến có thể được giảm thiểu, đặc biệt khi người nói phải đề cập đến các vấn đề nhạy cảm.
(23) Exporters should be prepared to put in a lot of time and effort in developing their relationships, in researching the market and developing their business. Similarly investors should be prepared to work their way through what can sometimes appear a labyrinth of complex regulations. [B01K]
(24) The United States needs to do more, we have this troubled history; and it doesn’t seem to be balanced at all by any kind of expressions of gratitude or enthusiasm, that relations appear to be warming. [A01E]
BTTT với would diễn đạt giả thiết xuất hiện 89 lần trong khối liệu BAC cao hơn so với khối liệu AAC, chỉ 49 lần. Điều này cho thấy đại sứ Anh tỏ ra dè dặt hơn so với đại sứ Mỹ.
4.2.5. Giảm nhẹ áp lực của sự khẳng định
Các BTTT giảm nhẹ áp lực của sự khẳng định thường bao gồm các động từ bán tình thái (semi-modal) như seem và appear. Với việc sử dụng các BTTT này, mức độ khẳng định sự tình được nói đến có thể được giảm thiểu, đặc biệt khi người nói phải đề cập đến các vấn đề nhạy cảm.
(23) Exporters should be prepared to put in a lot of time and effort in developing their relationships, in researching the market and developing their business. Similarly investors should be prepared to work their way through what can sometimes appear a labyrinth of complex regulations. [B01K]
(24) The United States needs to do more, we have this troubled history; and it doesn’t seem to be balanced at all by any kind of expressions of gratitude or enthusiasm, that relations appear to be warming. [A01E]
BTTT với would diễn đạt giả thiết xuất hiện 89 lần trong khối liệu BAC cao hơn so với khối liệu AAC, chỉ 49 lần. Điều này cho thấy đại sứ Anh tỏ ra dè dặt hơn so với đại sứ Mỹ.
4.2.5. Giảm nhẹ áp lực của sự khẳng định
Các BTTT giảm nhẹ áp lực của sự khẳng định thường bao gồm các động từ bán tình thái (semi-modal) như seem và appear. Với việc sử dụng các BTTT này, mức độ khẳng định sự tình được nói đến có thể được giảm thiểu, đặc biệt khi người nói phải đề cập đến các vấn đề nhạy cảm.
(23) Exporters should be prepared to put in a lot of time and effort in developing their relationships, in researching the market and developing their business. Similarly investors should be prepared to work their way through what can sometimes appear a labyrinth of complex regulations. [B01K]
(24) The United States needs to do more, we have this troubled history; and it doesn’t seem to be balanced at all by any kind of expressions of gratitude or enthusiasm, that relations appear to be warming. [A01E]
5. Kết luận
Nghiên cứu trên đây đã tiếp cận các chức năng ngữ nghĩa và dụng học của các BTTT diễn đạt các chiến lược lịch sự qua các khối liệu phát biểu của đại sứ Anh và Mỹ tại Việt Nam, dựa trên lí thuyết về tình thái và lịch sự trong ngôn ngữ. Nghiên cứu đã so sánh tần suất của các BTTT biểu hiện các tiểu chiến lược lịch sự dương tính và âm tính thông qua hai loại thể diễn ngôn này. Những trích dẫn chứa đựng các mô hình BTTT biểu hiện các chiến lược lịch sự được sử dụng để minh họa cho việc phân tích so sánh các phạm trù ngữ nghĩa và các chức năng dụng học của các BTTT được thu thập từ hai khối liệu nghiên cứu. Từ 7 tiểu chiến lược lịch sự âm tính và 7 tiểu chiến lược lịch sự dương tính được phát hiện qua phân tích các BTTT trong hai loại thể diễn ngôn Anh-Anh và Anh-Mỹ, có thể nhận định rằng đại sứ Mỹ thiên về sử dụng chiến lược lịch sự dương tính với đặc trưng cá nhân và trực tiếp, trong khi đó đại sứ Anh có xu hướng sử dụng chiến lược lịch sự âm tính với thái độ dè dặt và gián tiếp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
- Nguyễn Quang (2003), Giao tiếp nội văn hóa và liên văn hóa. Nxb ĐHQG Hà Nội
Tiếng Anh - Aijmer, K. and Altenberg, B. (eds). (1991), English Corpus Linguistics: Studies in Honour of Lan Svartvik. London: Longman.
- Baker, P. (2006), Using Corpora in Discourse Analysis. London: Continuum Discourse Series.
- Biber, D., Conrad, S., and Reppen, R. (1998), Corpus Linguistics, Investigating Language Structure and Use. Cambridge: Cambridge University Press.
- Brown, P. and Levinson, S. (1987), Politeness: Some Universals in Language Usage. Cambridge: Cambridge University Press.
- Bybee, J. and Fleischman, S. (1995), Modality in Grammar and Discourse. Amsterdam: John Benjamins Publishing Company.
- Coates, J. (1983), The Semantics of Modal Auxiliaries. London: Croom Helm.
- Eelen, G. (2001), A Critique of Politeness Theories. T. J., International Ltd., Cornwall, UK.
- Facchinetti, R. Krug, M. and Palmer, F. (2003), Modality in Contemporary English. Berlin: Walter de Gruyter.
- Facchinetti, R. and Palmer, F (2004), English Modality in Perspective. Frankfurt: Peter Lang GmbH.
- Fraser, B. (1990), Perspectives on Politeness. Journal of Pragmatics, 14: 219-36.
- Frawley, W. (2006), The Expression of Modality. Berlin: Walter de Gruyter GmbH & Co.
- Givón, T., (1982), Tense-aspect-modality: The Creole Proto-type and Beyond. In Hoper, P. J., (1982) John Benjamins publishing company. (pp: 115-166)
- Kaufmann, S. et al. (2006), Formal Approaches to Modality, in: Frawley, W. (ed.) (2006). Berlin: Mouton de Gruyter. Pp: 71-106.
- Kasper, G. (1990), Linguistic Politeness. Journal of Pragmatics, 14: 1939-218.
- Lakoff, R. (1973), The Logic of Politeness, or Minding Your P’s and Q’s. In: C. Corum et al., eds., Paper from the ninth regional meeting of the Chicago linguistic society. Chicago Linguistic Society 9: 292-305.
- Marquez Reiter, R. (2000), Linguistic Politeness in Britain and Uruguay: A contrastive study of requests and apologies. Amsterdam/ Philadenlphia: John Benjamins Publishing Company.
- Palmer, F. R. (1986), Mood and Modality. Cambridge: University Press Cambridge.
- Perkins, M. R. (1983), Modal Expressions in English. Ablex Norwood, New Jersey.
- Watts, R. J., Ide, S. and Ehlich, K. (1992), Politeness in language, studies in its history, theory and practice, Mouton de Gruyter, Berlin.
Politeness strategies through modality expressions in English discourse: a corpus-based approach
Abstract: This paper aims at combining research on the two aspects of modality and politeness in English discourse with the method of corpus-based analysis. The two research corpora of speeches made by British and American ambassadors to Vietnam were designed to provide data for comparative analyses. The results of this research shows that there is no difference in terms of politeness strategies. However, there are significant differences in frequencies of modality expressions as specific politeness strategies in these two genres of discourse. Modality expressions used in American ambassadors’ speeches are more personal and direct as positive politeness strategies. On the contrary, more modality expressions are used in British ambassadors’ to express reserved and indirect attitude as negative politeness strategies.
Key words: positive politeness; negative politeness; modality; discourse; corpus.
[1] Inclusive we, exclusive we (xem Scollon & Scollon, 1981).