NGUYỄN VĂN KHANG*
* GS.TS; Viện Ngôn ngữ học; Email: nvkhang@ gmail.com
TÓM TẮT: Năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định công nhận Bộ chữ Mường và đưa vào sử dụng trong đời sống của người Mường tại tỉnh Hòa Bình. Mặc dù chỉ giới hạn tiếng Mường ở Hòa Bình, nhưng có thể nói đây là sự khẳng định sức sống của tiếng nói chữ viết Mường, đưa tiếng Mường trở thành ngôn ngữ thành văn.
Bài viết này chỉ ra một số đặc điểm mang những nét đặc trưng của tiếng Mường trong sự đối chiếu với tiếng Việt, chú ý tới các biến thể của từ ngữ tiếng Mường tại các địa bàn Mường ở tỉnh Hòa Bình, những mối quan hệ chồng lấn giữa từ ngữ Mường và từ ngữ tiếng Việt,… Đây được coi là những lưu ý hay cơ sở để biên soạn từ điển đối chiếu Mường-Việt, Việt-Mường.
TỪ KHÓA: bộ chữ Mường; tỉnh Hòa Bình; so sánh; Từ điển Mường-Việt”; “Từ điển Việt-Mường”.
NHẬN BÀI: 5/7/2020. BIÊN TẬP-CHỈNH SỬA-DUYỆT ĐĂNG: 10/10/2020
(Bài đăng trên Tạp chí số 10(303)-2020, tr.3-10)
* Bài viết là sản phẩm của Nhiệm vụ Khoa học và công nghệ, số 16/2019/HĐ -KHCN.
1. Mở đầu
1.1. Dân tộc Mường là một trong 53 dân tộc thiểu số (DTTS) ở Việt Nam và là một trong năm DTTS có số dân trên một triệu người (1.268.963 người; theo số liệu thống kê chính thức năm 2009). Khi nói đến dân tộc Mường, người ta thường nhắc đến địa bàn cư trú tập trung của dân tộc này tại một số tỉnh phía Bắc như Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ cùng các tỉnh khác: Yên Bái, Hà Nội (Sơn Tây), Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An,…Tuy nhiên, việc di dân giữa các vùng miền diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam thời gian qua đã tạo ra nhiều hệ quả về kinh tế-xã hội, trong đó, có hệ quả liên quan đến dân tộc-ngôn ngữ: làm phân bố lại bản đồ cư trú các dân tộc cũng như bản đồ ngôn ngữ ở Việt Nam. Dân tộc Mường cũng vậy: hiện nay người Mường đang có mặt ở mọi miền đất nước và tại một số địa bàn cư trú, người Mường trở thành một trong những cộng đồng DTTS đông người. Chẳng hạn, cũng theo số liệu thống kê năm 2009, tại Tây Nguyên, dân tộc Mường có số dân là 35.544 người (thuộc nhóm các DTTS đông dân thứ ba của vùng), tại Đông Nam Bộ dân tộc Mường có số dân là 22.702 người (thuộc nhóm các DTTS đông dân thứ hai của vùng), tại Tây Nam Bộ dân tộc Mường có số dân là 643 người (thuộc nhóm các DTTS có số dân thứ 4 của vùng), v.v. Tại tỉnh Đắk Nông, cư dân Mường có số dân đông thuộc nhóm thứ hai (4.070 người); tại tỉnh Lâm Đồng, cư dân Mường có số dân đông thuộc nhóm thứ ba (4.445 người); tại tỉnh Đồng Nai cư dân Mường có số dân đông thuộc nhóm thứ hai (5.337 người).
1.2. Tiếng Mường là ngôn ngữ mẹ đẻ của dân tộc Mường. Cũng như các ngôn ngữ DTTS khác, tiếng Mường được dùng làm ngôn ngữ giao tiếp trong nội bộ dân tộc Mường và cùng với tiếng Mường là ngôn ngữ quốc gia tiếng Việt để làm nên cộng đồng song ngữ Mường-Việt. Nhưng khác với 52 DTTS cũng như ngôn ngữ của các DTTS này, vì dân tộc Mường với dân tộc Kinh nói chung, tiếng Mường với tiếng Việt nói riêng có cùng nguồn gốc, nên có thể tìm thấy những đặc điểm chung cũng như những đặc điểm riêng trong tiếp xúc ngôn ngữ văn hóa Mường-Việt. Chẳng hạn, từ góc độ ngôn ngữ, có thể tìm thấy những từ ngữ chung cho cả tiếng Mường và tiếng Việt. Nhưng điều đáng chú ý là, dưới ảnh hưởng của ngôn ngữ quốc gia tiếng Việt, rất nhiều từ ngữ tiếng Việt đang được sử dụng trong các ngôn ngữ DTTS nói chung và tiếng Mường nói riêng. Đối với các ngôn ngữ DTTS khác, việc nhận diện các từ ngữ tiếng Việt trong các ngôn ngữ DTTS không đến mức khó khăn, nếu không muốn nói là khá tường minh; còn trong tiếng Mường thì ngược lại bởi sự “đại đồng tiểu dị” giữa chúng. Nhất là trong giao tiếp hiện tại, người Mường khi nói tiếng Mường sử dụng rất linh hoạt cả từ ngữ Mường và từ ngữ Việt, rồi như “mưa dầm thấm áo” các từ ngữ Việt được “Mường hóa” trở thành từ ngữ Mường; điều này càng làm cho sự phân biệt từ ngữ Mường và từ ngữ Việt trở nên khó khăn hơn. Lợi thế cùng nguồn gốc và loại hình đã làm cho các từ ngữ tiếng Việt được sử dụng và du nhập vào vốn từ tiếng Mường ngày một mạnh mẽ, được “Mường hóa” đến mức thay thế dần những từ ngữ thuần Mường quen dùng. Đây có thể coi là lí do làm cho vốn từ “thuần Mường” trong tiếng Mường hiện đại đang có nguy cơ thu hẹp dần.
1.3. Mặc dù là một dân tộc có số dân đông và có tiếng nói riêng, nhưng cho đến nay chưa phát hiện ra chữ viết Mường truyền thống, theo đó, tiếng Mường được xếp vào những DTTS chưa/ không có chữ viết. Để bù lấp “khoảng trống” đó, nhiều năm qua, một mặt, các thầy mo, thầy cúng, các nhà văn hóa và cả người dân của dân tộc Mường đã dùng chữ Hán, chữ Nôm (theo cách sáng tạo riêng) và chủ yếu là chữ Quốc ngữ để ghi lại văn hóa Mường (như các tác phẩm về Mo Mường, Đẻ đất đẻ nước, nghệ thuật, phong tục tập quán, v.v. của dân tộc Mường); mặt khác, những người nghiên cứu tiếng Mường cũng đã đề xuất một số phương án về chữ Mường (chẳng hạn: Nguyễn Kim Thản, Hoàng Thị Châu, Milton Backer, Nguyễn Văn Tài và nhóm tác giả gồm Hoàng Văn Hành, Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành, Bùi Chỉ). Nhưng phải chờ đến năm 2016, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình và sự đồng lòng của người Mường Hòa Bình, một đề tài khoa học cấp tỉnh về xây dựng chữ Mường được thực hiện và sau khi nghiệm thu, thử nghiệm đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình phê duyệt, đưa vào sử dụng. Hiện nay, Bộ chữ Mường đang được sử dụng trên các phương tiện truyền thông của tỉnh như báo chí, truyền hình và trong giáo dục (biên soạn sách dạy tiếng Mường), trong việc nghiên cứu, ghi chép, biên soạn các tác phẩm về văn hóa Mường (như Mo Mường, v.v.). Tiếp đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình cho phép sử dụng bộ chữ này để triển khai biên soạn “Từ điển Mường-Việt” và “Từ điển Việt-Mường” (2019-2020). Có thể nói, mặc dù chỉ giới hạn tiếng Mường ở Hòa Bình, nhưng việc ra đời bộ chữ Mường và đưa bộ chữ Mường vào sử dụng trong đời sống, trong đó có việc biên soạn từ điển tiếng Mường là sự khẳng định sức sống của tiếng nói chữ viết Mường, đưa tiếng Mường trở thành ngôn ngữ thành văn.
Bài viết này chỉ ra một số đặc điểm mang những nét đặc trưng của tiếng Mường trong sự đối chiếu với tiếng Việt, chú ý tới các biến thể của từ ngữ tiếng Mường tại các địa bàn Mường ở tỉnh Hòa Bình, những mối quan hệ “chồng lấn” giữa từ ngữ Mường và từ ngữ tiếng Việt,… Đây có thể coi là những lưu ý hay cơ sở để biên soạn từ điển Mường-Việt, Việt-Mường. Các từ ngữ Mường dẫn ra làm ví dụ trong bài viết này được ghi theo bộ chữ Mường đã ban hành.
2. Một số đặc điểm về từ vựng tiếng Mường Hòa Bình trong sự đối chiếu với tiếng Việt
1) Trước hết, Mường Hòa Bình chia thành ba vùng lớn là Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng và Mường Động (Pi, Wang, Tha̒ng, Tôô̭ng), theo đó, tiếng Mường ở Hòa Bình có ba nhóm phương ngữ lớn với các biến thể từ vựng. Chẳng hạn:
– Các biến thể từ vựng – ngữ âm, ví dụ: tlôốc, tlốc, chốc, plốc, klốc, plôốc, klôốc (đầu); tác, rác, nác, tlác, plác (nước); chiêw, rải, tlải, lải (trái, bên trái); tlải, clải, lải, trải, tlái, clái, lái (trái, quả);hă̒w, ră̒w (đó); wê̒l, wê̒, wê̒n, vê̒n, vê̒ (về); tẻn, dẻn (chật, hẹp); doo̭c, too̭c (săn).
– Các biến thể từ vựng với các tên gọi khác nhau, trong đó có cả biến thể từ vựng – ngữ âm, ví dụ: lể, lế, dổ, khă̭ng (ngô); hâ̒ng râ̒ng, rư̒ng, rủ, dung (rừng); kủ, khảnh (sắn); na, roọng, nà (ruộng); thảnh, thánh, xánh (rắn).
– Các biến thể về thanh điệu, ví dụ: zải/ ză̭i (dài), tẳi/ tắi (ngủ), chẳl/ chắl (cháy), pá/ pả/ vá/ vả (nôn), pỏi/ pó/ vỏi/ vói (muối), lể/ lḙ̂ (lấy). Nói là các nhóm “lớn” vì trong mỗi vùng này lại có các nhóm nhỏ hơn mang những đặc trưng riêng có của mỗi cộng đồng nhỏ (làng xóm, thôn bản). Chẳng hạn, tại Mường Vang ở huyện Lạc Sơn, giữa các thôn xã cũng có các biến thể tiếng Mường khác nhau. Ví dụ:
Xã Liên Vũ | Xã Phú Lương | Xã Nhân Nghĩa | Tiếng Việt |
klơ̒i | klơ̒i | tlơ̒i | trời, giời |
klăng | klăng | tlăng | trăng, giăng |
di | ti | di | đi |
xảnh | thánh | thảnh | rắn |
clớng | clởng | clởng | trứng |
khì no | khi̒ no̒, khâ̒y no̒ | khi̒ no̒ | khi nào |
klứng | lơớng | tlửng | trứng |
thôốch | thôốch | xôốch | tốt |
2) Thứ hai, trong vốn từ vựng tiếng Mường, có các từ ngữ “ thuần Mường” (nói trong quan hệ với từ ngữ Việt). Số lượng từ ngữ này, theo thống kê sơ bộ của chúng tôi có khoảng 30% trong tổng vốn từ sử dụng để giao tiếp của người Mường hiện nay. Ví dụ: ô̭i (bạn); bẩm (an táng); zo̭ (ướt); zấp (hôm qua); zoo̭ch (cằn), zách, hẳi (nhảy); xơớc (cưới); dắc, thắc, xâw (rau); tḙ (sủa); măng (nghe); uổi, bỏi, mỏi, vỏi (muối); tẳi, dẳi, tắi (ngủ); ta ma, da ma (bọ chó); chiê̒ng taách (khung cửi); uổi, daảnh, dưởi, (nản); tew khew, dew khew (chim chào mào); noóc, choóc noóc (con thạch sùng); lo̒m (gan); ủn (em), ho (ngôi thứ nhất); za (ngôi thứ hai); wa̭ (cô);khoong(đít, đáy, trôn, gầm), nhúc (thịt); măng (nghe).
Trong số các từ ngữ thuần Mường, có những từ không tìm được từ Việt tương đương, ví dụ: kẩm kang (tên một loại đá thiêng để đánh yêu tinh ăn thịt người); ke̒ (động tác dùng chân đánh mảng của cô gái Mường); kâl piê̒l(người đi đầu của tốp bừa chọn để người đi kế sau sẽ điều khiển trâu đi chỗ ruộng đã có dấu của lượt bừa trước hay chưa có dấu, ví dụ: Kâl piê̒l kép ta̒ kâl piê̒l tan: Bừa lượt kép lại bừa lượt đơn); kâl (mười ngày đầu tiên của tháng, theo lịch Mường); kẩm kang(tên một loại đá thiêng để đánh yêu tinh ăn thịt người); kâl thá (cây cối mọc trên khu mộ địa).
3) Thứ ba, một số từ đơn tiếng Mường đang hoạt động độc lập, nhưng chỉ tồn tại trong tiếng Việt với tư cách là yếu tố tạo từ (thường trong các từ song tiết và được gọi là các “yếu tố mất nghĩa”). Ví dụ:
xá/ xả (có nghĩa là “đường”), ví dụ:bở xá/ xả, mở xá/ xả, vở xá/ xả (mở đường); trong tiếng Việt có: đường xá.
nhḙm, nhẻm (có nghĩa là “kín”, “bí mật”), ví dụ:tin nhḙm/ tin nhẻm (tin mật), bảw nhḙm (mật báo), da̒m nhḙm (mật đàm); trong tiếng Việt có: ém nhẹm, giấu nhẹm.
few (có nghĩa là “tre”), ví dụ: chă̭ch few daanh rố (chặt tre đan rổ); trong tiếng Việt có: tre pheo.
nhộn (có nghĩa là “bận”), ví dụ: nhô̭n wiḙ̂c nha̒ (bận việc nhà); trong tiếng Việt có: bận rộn.
ỏi (có nghĩa là “ít”), ví dụ: cỏ ỏi mo̭l tham za (có ít người tham gia), nha̒ ỏi mo̭l (nhà neo người); trong tiếng Việt có: ít ỏi.
moong (có nghĩa là “thú”), ví dụ: doo̭c moong/too̭c moong (săn thú); trong tiếng Việt có:muông thú.
rú (có nghĩa là “rừng”), ví dụ: baw rú bấch chểl/ paw rú bấch chểl (vào rừng hái nấm);trong tiếng Việt có: rừng rú.
zư̭ (có nghĩa là “cáu”, “giận”, “nổi giận”, “nổi cáu”),ví dụ: măng nả khể, eenh ha liê̒n zư̭ (nghe nó nói, anh ta liền nổi cáu); trong tiếng Việt có: giận dữ.
Một số từ ngữ được sử dụng độc lập trong tiếng Mường, còn trong tiếng Việt được dùng hạn chế hoặc xuất hiện trong các phương ngữ. Ví dụ:
Trong tiếng Mường | Trong tiếng Việt phương ngữ |
tlôốc, klôốc, lôốc | ăn trên ngồi trốc (thành ngữ) tiếng Nghệ vẫn dùng: đau trốc cúi (đau đầu gối); ngồi trốc nồi (ngồi đầu nối) |
tlải, klải, lải | trái vốn là phương ngữ (còn quả là từ toàn dân); nay trái được dùng phổ biến (trái bưởi, trái cây,…) |
tlu, khu, blu, plu, chu | trâu; tiếng Nghệ vẫn dùng: đánh tru ra đồng. |
tlơ̒i, klơ̒i, blơ̒i, plơ̒i lơ̒i | trời, giời, lời (Đức chúa Lời) |
tlăng, klăng, blăng, plăng, lăng | trăng, giăng |
xủi | sôi (nước sôi); tiếng Sơn Tây và một vài địa bàn khác vẫn dùng: nước sủi rồi (nước sôi rồi); để cho sủi mới bắc ra (để cho sôi mới bắc ra). |
nhê̒w | nhiều; tiếng Sơn Tây và một vài địa bàn khác vẫn dùng: nhều người (nhiều người), đều hòa (điều hòa) |
náng | Nướng; tiếng Sơn Tây và một vài địa bàn khác vẫn dùng: náng thịt (nướng thịt), thịt náng (thịt nướng) |
Có thể tìm thấy nhiều từ ngữ Mường tương ứng với cách phát âm địa phương hoặc cách phát âm “cũ” của tiếng Việt (so với tiếng Việt hiện đại). Ví dụ: zổ (giổ, nhổ); zá/ tlá (giả, giả); lo̭ (nhọ); lơ̒n/ lơ̒nh (lờn/ nhờn); lwa̒ (lòa, nhòa); lơ̭ch laa̭ch (lợt lạt/ nhợt nhạt); bể/ pể (bể/ biển).
4) Thứ tư, tiếng Mường Hòa Bình chỉ có các âm đầu (ch), (x), (z) mà không có sự phân biệt phát âm giữa (tr) với (ch), giữa (s) với (x). Cách phát âm này giống với cách phát âm của tiếng Việt phương ngữ vùng phía Bắc. Đây là một trong các lí do làm tăng số lượng từ ở các chữ cái này cũng như số lượng đồng âm ở tiếng Mường Hòa Bình. Ví dụ: chái1 (chải tóc), chái2 (từng trải); chát1 (vị chát), chát2 (trát tường); cheenh1 (quả chanh), cheenh2 (tranh nhau); che̒w1 (chèo thuyền), che̒w2 (hát chèo), che̒w3 (trèo cây); chưởng1 (bức trướng), chưởng2 (bụng trướng hơi), chưởng3 (nghe chướng tai lắm); xả1 (=khiḙ̂, kôốc khiḙ̂: cây sả), xả2 (chim sã cánh), xả3 (xóa mù chữ), xả4 (xá tội); xaw1 (=khaw: sao trên trời), xaw2 (cây sao lấy gỗ đóng thuyền), xaw3 (sao giấy khai sinh), xaw4 (sao chè); xắc1 (= thắc: tóc), xắc2 (dấu sắc), xắc3 (tài và sắc), xắc4 (sắc thuốc), xắc5 (dao sắc); zả1 (giá, giá cả), zả2 (giá đựng, giá sách), zả3 (giá ra giá); zả4 (giá, lạnh), zả5 (ngô trổ cờ), zả6 (giá như, giá thử); zo̭il (con nhỏ nhất trong đàn), zo̭i2 (dõi, dòng dõi), zo̭i3 (tia năng rọi).
5) Thứ năm, do có các biến thể tiếng Mường tại các cộng đồng Mường nên tiếng Mường ở Hòa Bình tạo thành các cặp tương ứng, chẳng hạn: tương ứng về phụ âm đầu: (t)/(d); p/b; (tl)/(bl)/(ml); (z)/(đ); (z)/(r); (h)/(w); (-l)/(không có -l); v.v; tương ứng về nguyên âm dài ngắn: (a)/ (aa); (o)/(oo); (ô)/ (ôô); (e)/ (ee); (ê)/(êê); tương ứng về thanh điệu (tiếng Mường có 5 thanh; so với tiếng Việt, tiếng Mường không có thanh ngã), v.v. Dưới đây là một vài ví dụ cụ thể:
Tương ứng giữa (b) và (p), ví dụ: bẳi/ bắi, pắi/ pẳi (bảy,7).
Tương ứng giữa (-l) và (-i), ví dụ: băl/ băi (bay), bẩl/ dấi (chửi), bol/ boi (moóc), kă̒l/ kă̒i (cày), kâl/ kâi (cây), kẩl/ kấi (cấy).
Tương ứng giữa (d) và (t), ví dụ: dả/ tả (đá), ta̭/ ta̭ (đã), daanh/ taanh (đan), dái/ tái (phơi), dấch/ tấch (đứt), deẻnh/ teẻnh/ tảnh (đánh), doo̭ch doo̭ch/ too̭ch too̭ch (thẳng băng, thẳng dơ).
Tương ứng giữa (tl) và (l) và/hoặc (tr), ví dụ: tlá/ lá (trả), tlaa̭ch/ laa̭ch (lạt, nhạt), tlải/ lải (trái, quả), tlải/ tlái, lái, lải (trải, giải), tlaw/ trao (trao), tlu/chu/ klu, tlơ̒i/ klơ̒i, klơ̒i, plơ̒i, chơ̒i (trời), tlư̒/ chư̒: (trừ), to̒/ do̒ (đò), tlảm/ lảm (trám).
Tương ứng giữa (tl) và (ch), ví dụ: ză̒ng/ chă̒ng (giằng), ză̭t/ chắt (giặt), zắt/ chắt (giặt), zâ̭m/ châ̭m (giậm), zẩw/ chẩw (rể), ziểng/ chiểng (giếng), zôổng/ chôổng (giống).
Tương ứng giữa (b) và (p), ví dụ: bắt bẻ/ pắt pẻ (bắt bẻ), bấp/ pấp (vấp), bḙ/ pḙ (bẹ), bế/pế (bế), vớ/ pớ (vỡ), biểng/ piểng (biếng), ba/ pa (ba), bả/ pả (bả), bác/ pác (bác; chặt), ba̒i/ pa̒i (bài), bái/ pái (vải), bă̒i/ pă̒i (bày), bắp/ pắp (bắp), bêḙ̂nh/ pêḙ̂nh (bệnh), boóc/ poóc (vóc, dáng), bôông/ pôông (bông).
Tương ứng giữa (h) và (w), ví dụ: wa̒/ hwa̒ (hòa), wa̭/ wa̭ (họa), wa̭n/ wa̭n (hoạn).
Tương ứng giữa (-l) – (không có -l), ví dụ: we̒l/we̒ (cá chép), wê̒l/ wơ̒l/ wê̒l/ wơ̒l (về), vê̒l/ wê̒ (về) kwêl/ kwê (quê).
Tương ứng giữa (aa) với (a), (ee) với (ee) với (e), (êê) với (ê), (uu) với (u), ví dụ: laa̭ch/ la̭ch (nha̭t), daảnh/ dảnh (đan), daảnh/ dảnh (lươ̒i, nhác, biếng), maách/ mách (mát); lee̒nh/ le̒nh (mát), eenh/ eeng (anh),meẻnh/ mẻnh/ meẻng/ mẻnh (mảnh), lêênh/ lênh (lên), loo̭c/ lo̭ch (lọc), loo̒ng/lo̒ng (lòng), woong/ boong (vong), voóc/ boóc (dáng, vóc), zoo̒ng/ dòng (dòng), choỏng/ chóng (chóng), woo̒ng/ wo̒ng (hồng bì); bôông/ pôông (bông),dôô̭c/ tôô̭c (độc), dôô̒ng/ dô̒ng/ tôô̒ng/ dô̒ng (đồng), môô̭ch/ mô̭ch; vuủng/bủng (mẹt), vuunh/ puunh/ buunh/ vủng/ bủng (mẹt), vuunh/ puunh/ buunh/ vunh/ punh/ bunh (tro).
Tương ứng về thanh điệu, ví dụ: khởm/ khớm (sớm), bẳi/ bắi/ pắi/ pẳi (bảy, 7), thánh/ thảnh (rắn), tlứng/ tl ửng (trứng).
Cũng cần nói thêm là, xung quanh những tương ứng kiểu như trên, hiện còn có các ý kiến khác nhau. Chẳng hạn, bên cạnh luồng ý kiến cho rằng tiếng Mường Hòa Bình vốn có sự song tồn các kiểu biến thể này, nhưng ngược lại, một luồng kiến lại cho rằng, tiếng Mường vốn chỉ có một cách phát âm còn lại lai các biến thể của từ tiếng Việt. Ví dụ, tiếng Mường chỉ có (p) mà không có (b), chỉ có (–l) ở cuối, chỉ có (aa), (ee), (êê), (oo), (ô ô), v.v. Đây cũng chính là một vấn đề của từ ngữ tiếng Mường hiện nay: dường như có rất nhiều từ ngữ tiếng Việt được “Mường hóa” cách đọc, ví dụ: chỏ (chó), dả fả (đả phá), da̭ch ha̒ng/ ta̭ch ha̒ng (đặt hàng), hải (hái), pa̒i/ ba̒i (bài),pôông/ bôông (bông), zun xản/ khun xản (giun xán), bơớch/ pơớch (bớt), bṷl, pṷl (bụi), buung/ puung (vung), hal (hai). Chính vì thế, trong không ít trường hợp, nếu nhìn ở góc độ đồng đại, không dễ dàng nhận diện đâu là tiếng Mường, đâu là tiếng Việt, đâu là chung của cả tiếng Mường và tiếng Việt?
6) Thứ sáu, vì lí do trên mà trong vốn từ tiếng Mường hiện nay xuất hiện trường hợp là: dường như mọi từ ngữ tiếng Việt đều có thể “Mường hóa” bằng cách thay đổi một chút cách phát âm. Nhờ đó, tất cả các từ ngữ “thuần Mường” đều có từ ngữ Việt tương đương nhờ được “Mường hóa” về mặt ngữ âm (nhằm tạo tiện lợi cho việc tiện lợi, linh hoạt giao tiếp). Ví dụ: ô̭i/ pa̭n/ ba̭n (bạn), aa̭nh/ ươ̭ng (gượng); â̒l/ uô̒ (ùa); baách/ fô (phô, báo); uổi/ daảnh/ dưởi/ chu̒n (chùn, nản), ka̭ ni̒/ chi̒ ni̒/ chi̒ ni̒/ bâi chư̒ (bây chừ, bây giờ): khể chếl/ nẩm (nấm), zẳm/ ngém (ngắm, chỉnh).
Trong không ít trường hợp,có thể nhận thấy có sự phân công ngữ nghĩa và sử dụng giữa chúng, thường là, từ ngữ thuần Mường mang nghĩa cụ thể, còn các nghĩa phát triển hoặc tham gia kết hợp là từ ngữ Việt được Mường hóa. Ví dụ, để chỉ “đầu” hiện nay trong tiếng Mường sử dụng cả “tlôốc”, “dâ̒w”, “tâ̒w” và có sự phân công như sau: có thể nói “kốl tlôốc” (gội đầu), “chải tlôốc” (chải đầu), “tlôốc ka” (đầu gà); còn “dâ̒w”, “tâ̒w” được dùng trong các trường hợp như: dâ̒w/ tâ̒w ba̒n/ pa̒n (đầu bàn); la̒ la̭i bở/ pở dâ̒w/ tâ̒w (làm lại từ đầu); kuổi/ kâ̭t thu dâ̒w/ tâ̒w dông (cuối thu đầu đông); dâ̒w ba̒i/ tâ̒w ba̒i (đầu bài); dâ̒w bếp/ dâ̒w pếp/ tâ̒w bếp/ tâ̒w pếp (đầu bếp).
7) Thứ bảy, trong khi các từ ngữ thuần Mường mang nghĩa chung thì các từ ngữ tiếng Việt do có số lượng đồng nghĩa lớn nên có sự phân công về nghĩa giữa chúng khá cụ thể. Vì thế, một từ Mường có thể mang nghĩa tương đương với vài từ tiếng Việt đồng nghĩa. Ví dụ:
Bảng 3
Tiếng Mường | Tiếng Việt |
dâ̒m, tâ̒m | hồ, đầm, ao |
tlôô̭ng | bụng, lòng, dạ |
ta̒n | các, những, đàn: ta̒n ka: (đàn gà); ta̒n dét (đàn trẻ em; lũ trẻ); ta̒n ô̭i (các bạn); ta̒n tôi/ da̒n tôi (chúng tôi) |
lo̭ | lúa, thóc, rơm |
lo lâ̭n | lo lắng, lo âu, lo toan |
i | dì, thím, mợ |
dét, tét, ka̒i | gài, cài, găm, giữ: ka̒i kưở pếp (cài cửa bếp); ka̒i wa lêênh mải thắc (gài hoa lên mái tóc); lḙ̂ kim băng ka̒i la̭i (dùng kim băng găm lại); găm ha̒ng dơ̭i lêênh zả (găm hàng chờ lên giá). |
ra̒n, ku̒m | cùm, chuồng: kẳi ku̒m (cái cùm); ku̒m kủi (chuồng lợn) |
kả | to, lớn |
nhê̒w. | nhiều, đông, đông đúc: Con cháu đông đúc: Kon chẩw dôông nhê̒w |
8) Thứ tám, tiếng Mường rất linh hoạt và sáng tạo trong việc tạo từ và việc sử dụng các từ tiếng Việt. Nhờ đó, có không ít các từ ngữ tiếng Mường, thoạt nhìn thì “rất Việt” nhưng lại mang đặc sắc của cách tư duy Mường. Ví dụ:
ổ nha̒ (ổ/ tổ + nhà; ổ của nhà, tổ của nhà) = gia đình
xôi ngê̒ (thôi + nghề; thôi nghề) = giải nghệ
mo̭l bêḙ̂nh/ mo̭l pêḙ̂nh (người + bệnh = người bệnh) = bệnh nhân, người bệnh
báw zấi tắi/ báw zâ̭l zắi (báo + dậy + ngủ; báo ngủ dậy) = báo thức
tla fiểw (tra + phiếu; tra phiếu) = bỏ phiếu; bo̒ kon/ po̒ kon (bò + con; bò con) = bê.
3. Một số vấn đề về biên soạn “Từ điển Mường-Việt”, “Từ điển Việt-Mường”
Cũng như như biên soạn từ điển đối chiếu song ngữ, biên soạn từ điển đối chiếu ngôn ngữ DTTS – tiếng Việt luôn phải tuân thủ các nguyên tắc từ việc xây dựng bảng từ đến việc tìm từ tương đương cho mỗi nghĩa, đưa ví dụ, chú phong cách, từ loại, v.v. Đối với Từ điển Mường-Việt, Từ điển Việt-Mường, do có những đặc điểm riêng nêu trên nên cùng với việc thực hiện theo những nguyên tắc của từ điển đối chiếu ngôn ngữ DTTS – tiếng Việt nói chung cần lưu ý một số điểm như sau:
a) Đối với Từ điển Mường-Việt:
– Việc lựa chọn biến thể từ ngữ nào của tiếng Mường để đưa làm mục từ là cả một vấn đề.
Thứ nhất, vì đây là ngôn ngữ DTTS rất khó xác định biến thể chuẩn. Trong trường hợp này, chúng tôi chú trọng tới biến thể từ ngữ của bốn Mường lớn (Bi, Vang, Thàng, Động) để làm mục từ; đồng thời có chú ý đến các biến thể của các thôn làng từng vùng Mường (và được ghi ở ngay sau mục từ, dùng kí hiệu dấu =), ví dụ: chả leḙnh = chả leḙng, zả leḙnh, zả leḙng; tá tloo̭ch = tả tloo̭ch,dả tloo̭ch; nác = tác, dác, rác, tlác. Nếu các biến thể các từ ngữ này ở các chữ cái khác nhau thì sẽ trở thành mục từ của chữ cái đó. Ví dụ: zả leḙnh= chả leḙnh, chả leḙng, zả leḙnh zả leḙng; dả tloo̭ch = tả tloo̭ch,dá tloo̭ch tác =nác, dác, rác, tlác.
Thứ hai, như trên đã nêu, rất nhiều từ ngữ Việt được “Mường hóa” nên cần cân nhắc khi chọn các từ ngữ này làm mục từ. Trong trường hợp này, chúng tôi chỉ chọn những từ ngữ tiếng Việt được dùng phổ biến (thuộc tiếng Việt toàn dân) và ghi lại theo cách đọc của tiếng Mường; cách ghi mục từ cũng giống như ở trường hợp thứ nhất. Ví dụ: nam1 =ôông dưở, ôông tưở; nam nư̭ = ôông dưở ỉ pả; za tlưởng = za chưởng; ta̒n ba̒= ta̒n pa̒, da̒n ba̒, da̒n pa̒, ỉ pả.
– Việc đối chiếu với tiếng Việt được tiến hành theo hai cách:
1/Đưa ra các từ ngữ Việt đương (một hoặc mấy từ tương đương), ví dụ: mo̭l=ngươ̒i: người; ma chăl= ma hiểw: ma chay; ta̒n đàn, các, bầy.
2/Trong trường hợp không tìm được từ tương đương thì chọn cách phiên âm và kèm theo giải thích. Ví dụ:
kâl2 cây (Mười ngày đầu tiên của tháng (cây, lồng, cối) theo lịch Mường).
xang3 xang (nhà nhỏ cạnh nhà sàn lớn dùng để ngô, lúa và dụng cụ lao động).
lả hi̒ lá rì (một loại cây mọc ở bờ suối, lá nhọn như lá đào nhưng nhỏ và dày hơn).
no̭2 nọ, nõ (ruộng nhà lang chia ra từng ô/ khoảnh/ phần được phân công cho các làng làm việc từ cày bừa đến thu hoạch mang về nhà lang nhưng không công; tức là, lang có đặc quyền hưởng công lao động của dân; khác với phát canh thu tô của địa chủ miền xuôi).
b) Đối với Từ điển Việt-Mường:
– Do số lượng từ ngữ tiếng Việt rất lớn nên chỉ chọn những từ ngữ tiếng Việt toàn dân và hạn chế thêm một bước nữa là những từ ngữ phổ biến thường dùng.
– Việc đối chiếu với tiếng Mường thì có phần dễ dàng hơn so với đối chiếu Mường-Việt, tức là, không khó khăn trong việc tìm các từ ngữ tiếng Mường tương đương (bao gồm cả từ ngữ thuần Mường và từ ngữ Việt được “Mường hóa”. Ví dụ: ba lăng nhăng: ba lăng nhăng, pa lăng nhăng, ba ẻw le, pa ẻw le; bà ngoại: mḙ̂ môô̭ng, ba̒ ngwa̭i, pa̒ ngwa̭i; đã1 : da̭, ta̭; vã2: chô̭, ba̭, pa̭; vành đai: kwee̒nh dai, kwee̒nh tai, vă̒nh dai, vă̒nh tai.
c) Việc đưa ví dụ: Ví dụ rất quan trọng vì phần lớn các ví dụ minh họa cho các từ ngữ tương đương, đồng thời, chỉ dẫn cách dùng cho các mục từ. Đối với các từ đa nghĩa, ví dụ sẽ chỉ dẫn lựa chọn những từ nào cho nghĩa nào trong đối chiếu. Các ví dụ thường là ngắn gọn, ở dạng cụm từ. Ví dụ:
cài ka̒i, dét, tét, deẻnh. đgt. .Cài dao vào thắt lưng lên nương: Ka̒i zaw (taw) baw (paw) khăn tét dôổng lêênh hoo̭ng; Dét (tét) zaw (taw) lêênh hoo̭ng. Cài huy hiệu: Ka̒i hwi hiḙ̂w. 2. Cài bẫy: Deẻnh ngo̭.
tay dt. thăi, xăi. 1. Trước khi ăn phải rửa tay: Chước (tlước) khi (ka̭, lúc, khâi) ăn fải thưở (xưở) thăi (xăi). 2. Tay gấu: Thăi (xăi) kủ (kẩw). 3. Nhúng tay vào vụ án: Nhủng (dẩm. tẩm) thăi (xăi) baw (paw) vṷ (bṷ) ản. 4. Bài viết non tay quá: Ba̒i viết (biết) non thăi (xăi) kwả. 5. Chính quyền về tay nhân dân: Chỉnh kwiê̒n wê̒l (wê̒n, wê̒) thăi (xăi) nhân zân. 6. Một tay súng giỏi: Mô̭ch thăi (xăi) khủng (xủng) zỏi. 7. Tay ghế: Thăi (xăi) gể.
4. Kết luận
Việc ra đời bộ chữ Mường và đưa bộ chữ vào biên soạn Từ điển đối chiếu Mường-Việt là hết sức cần thiết nhằm lưu giữ lại trước hết là các từ thuần Mường và cũng là đánh dấu một giai đoạn phát triển của tiếng Mường hiện nay. Tuy nhiên, do mối quan hệ cùng nguồn gốc, cùng loại hình giữa tiếng Mường và tiếng Việt, trong khi tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia làm nảy sinh không ít các đặc điểm có liên quan đến việc biên soạn Từ điển Mường-Việt, Việt-Mường. Trong khi còn rất nhiều nội dung khác cần xử lí khi biên soạn bộ từ điển này, bài viết này chỉ dừng lại phân tích một vài đặc thù.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
Tiếng Việt
- Trần Trí Dõi (1996), “Các ngôn ngữ thành phần của nhóm Việt-Mường”. Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.
- Nguyễn Văn Khang (2003), “Vị thế của tiếng Việt đối với ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam: từ chủ trương, chính sách đến thực tế”. Tạp chí Ngôn ngữ, số 11.
- Nguyễn Văn Khang (2002), “Một vài nhận xét về từ ngữ Mường Bi trong sự liên hệ với từ ngữ Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ số 6.
- Nguyễn Văn Khang (chủ biên; 2002), Từ điển Mường-Việt. Nxb Văn hóa dân tộc, 2002.
- Nguyễn Văn Khang – Bùi Văn Tỉnh (2016), “Xây dựng bộ chữ Mường tại tỉnh Hòa Bình”. Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 7, tr.1-9.
- Nguyễn Văn Khang (2002), “Bộ chữ Mường và việc dạy-học tiếng Mường ở tỉnh Hòa Bình”. Tạp chí Dạy và học, 6/2018.
Tiếng nước ngoài - Cuisinier (1948), Les Muong, Paris Institut D’Ethnologie.
- Maspero H. (1992), Étutdes sur la phonétique historique de la langue annamite. Les initiales, BEFEO,.t.XII, No 1.
- Ferlus M (1974), Le groupe Viet-Muong (Recherches dans le cadre de l’Alas Ethnolinguistique), ASBMI, vol, V, No 1. Paris-Lahaye.
- Karker M.B. và Barker N.E. (1970), Proto-Vietnammuong (Anam muong) final consonants and vowels, Lingua, vol, 24, No 3. Amsterdam.
- Milton E. Bacrker (1994), Mường alphabet. “Trao đổi khoa học về chữ Mường”.
Typical features of Muong language in comparison to those of Vietnamese and the compilation of “Muong language-Vietnamese Dictionary”, “Vietnamese-Muong language Dictionary”: Muong language in Hoa Binh prvince
Abstract: In 2016, Hoa Binh People’s Committee promulgated a decision to acknowledge the Muong script and put it into use among Muong people in this province. Albeit being limited to only Muong language in Hoa Binh province, this language is full of vitality, which lays a good foundation for Muong to become a written language.
This article depicts some typical features of Muong language in comparison to those of Vietnamese in which the researcher focuses on Muong’s variations in Hoa Binh province and the overlapping relationships between Muong and Vietnamese language. These portrayed features serve as indispensable bases for the compilation of “Muong language-Vietnamese Dictionary” and “Vietnamese-Muong language Dictionary”.Key words: The Muong script; Hoa Binh province; comparison; “Muong language-Vietnamese Dictionary”; “Vietnamese-Muong language Dictionary”.